Theo Yahoo, khoảng 2 ph🎀út trước khi Khalid Masood lái ôtô lao điên cuồng vào những người đi bộ tên cầu Westminster (Anh), người này đã mở WhatsApp, dịch vụ trò chuyện thuộc sở hữu của Facebook, để gửi đi tin nhắn được mã hóa. Masood đã bị bắn chết sau khi làm bốn người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd đã thúc giục WhatsApp cũng như các nền tảng nhắn tin mã hóa khác cho phép cảnh sát và tình báo có thể nghe lén các thông tin một cách hợp pháp. "Chúng ta cần đảm bảo rằng WhatsApp và các dịch vụ tương tự không trở thành nơi bí mật để các kẻ kh♏ủng bố trao ജđổi thông tin", bà nói.
Rudd không tiết lộ chi tiết về việc Masood đã sử dụng WhatsApp như nào mà chỉ cho biết "kẻ khủ൩ng bố này đã gửi một thông điệp và không thể đọc được thông tin đó".
Yêu cầu của bà Rudd về việc mở "cửa hậu" để các cơ quan có thẩm quyền thu ♌thập thông tin vấp phải những phản ứng của giới công nghệ khi việc này có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp và người dùng.
Tại Mỹ, Apple đã chống lại yêu cầu của Cục Điều tra Liên bang (FBI) trong việc mở khóa chiếc iPhone từng được kẻ khủng bố t🌼ại San ♌Bernardino sử dụng. FBI ban đầu tuyêꦦn bố chỉ có thể lấy được dữ liệu với sự giúp đỡ của Apple, nhưng sau đó đã tìm cách hack chiếc máy này.
Tháng 4/2016, W❀hatsApp bật tính năng mã hóa đầu cuối cho hơn 1 tỷ thành viên của mình. Với phương thức này, toàn b🦹ộ thông tin trao đổi, tập tin đính kèm hay các cuộc gọi thông qua dịch vụ này đều được bảo vệ. Mã hóa đầu cuối cho phép người nhận biết được thông tin được gửi là gì, nhưng ngay cả các nhà cung cấp dịch vụ như chính WhatsApp cũng không thể truy cập.