Ngày 14/3/2001, chủ một hiệu sách cổ tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ nhận được cuộc gọi từ người khách hàng muốn mua cuốn tiểu thuyết "Thị trưởng Casterbridge" của tác giả Thomas Hardy làm quà tặng. Cu🅘ốn sách này là ấn bản đời đầu quý hiếm, phần bìa được bọc bằng da dê Ma-rốc, phần gáy được thếp vàng nên có giá bán lên tới 2.500 USD.
Không chần chừ, người khách mau chóng thanh toán qua thẻ tín✤ dụng và cho người qua lấy sách vào buổi chiều cùng ngày. Một tháng sau đó, chủ hàng sách mới nhận được thông báo giao dịch trên đượ🃏c thực hiện bằng thẻ tín dụng bị ăn cắp và phải hoàn tiền.
Chủ tiệm sách tại thành phố San Francisco không phải là nạn nhân đầu tiên và cuối ๊cùng của tên trộm sách. Theo Hiệp hội kinh doanh sách cổ Mỹ, liên tiếp các vụ lừa đảo chiếm đoạt sách quý trị giá 2.000-10.000 USD mỗi cuốn đã xảy ra ở khu vực phía bắc bang California, bắt đầu từ cuối năm 1999. Trong💧 vòng 6 tháng đầu năm 2001, tổng giá trị tài sản bị mất ước tính lên tới 100.000 USD.
Các vụ lừa đảo đều có điểm chung là kẻ gây án đặt sách qua điện thoại rồi thanh toán bằng thẻ tín dụng bị trộm, người tới lấy sách tự nhận là họ hàng với người mua và tỏ ra rất vội vàng. Chủ cuốn sách 🦂thường phải một thời gian sau mới biết thẻ tín dụng bị ăn trộm.
Hiệp hội kinh doanh sách cổ Mỹ thấy kỳ lạ vì những cuốn sách có giá trị lớn hoàn to🥀àn biến mất khỏi thị trường, dường như kẻ gây án không quan tâm tới lợi nhuận mà muꦚốn giữ riêng cho mình.
Tới năm 2002, thủ đoạn của♋ tên trộm sách có sự thay đổi. Sách quý vẫn được đặt qua điện thoại nhưng kẻ gây án sẽ không tới cửa hàng lấy sách mà yêu cầu giao hàng tới khách sạn. Phạm vi ăn trộm không còn giới hạn tại khu vực phía Bắc bang California mà trải ra nhiều bang khác như Oregon, Idaho, Arizona, New York,...
Thông thường, người trong giới bán sách cổ rất ngại báo cảnh sát vì tài sản bị mất chỉ là sách, dù giá trị lớn vẫn không được nhà chức trách chú trọng. Ngoài ra, chủ sách cũng sợ bị mang tiếng không cẩn thận để bị lừa. Nhưng trước sự lộng hành của kẻ lừa đảo, thành viên trong Hiệp hội kinh doanh sách cổ Mỹ rất tức giận và cùng nhꦍau bẫy kẻ trộm bằng cách rao bán sách quý trong tạp chí dành cho người chuyên sưu tập
Ngày 28/1/2003, một chủ tiệm kinh doanh sách cổ tại bang Massachusetts được người đàn ông tự xưng là Heath Hawkins hỏi mua cuốn sách trị giá gần 6.000 USD. Trong khi nói chuyện, Heath hỏi về hộp đựng sách với phần nắp gắn liền, khiến chủ sách đột nhiên nhớ ra khoảng 6 tháng trước, cũng có vị khách từng gọi điệ𝓰n và hỏi câu giống hệt. Thẻ tín dụng của vị khách lần đó không thanh toá🌼n được, anh ta bảo sẽ cung cấp số thẻ khác nhưng không thấy liên lạc lại.
Nghi ngờ đây chính là kẻ trộm sách hàng loạt, chủ sách vờ x꧃in số thẻ tín dụng của đối phương để kiểm tra, thấy địa chỉ giao hàng là khách sạn, không trùng với địa chỉ đăng ký của thẻ. Khi chủ sách đối chiếu với ngân hàng, ông được biết chủ nhân của thẻ tín dụng thực tế là phụ nữ, không biết về việc mua sách.
Người chủ sách biết đây là kẻ gian nhưng vẫn vờ như thanh toán thành công và💙 gửi sách tới khách sạn mà đối phương yêu cầu. Ông cũng báo tin cho Hiệp hội 🐟và cảnh sát để phục kích tại khách sạn.
Ngày 29/1/2003, cảnh sát bắt giữ người xưng danh là Heath Hawkins khi tới lấy cuốn sách. Người bị bắt sau đó được xác định là John Charles Gilkey (sinh năm 1968), không có nghề ổn địnಌh, từng phải ngồi tù vì dùng chi phiếu giả, khi bị bắt vẫn đang trong thời gian thử thách. Khám nhà nghi phạm, cảnh sát phát hiện một số cuốn sách bị trộm và nhiều hóa đơn thanh toán tiền phꦦòng khách sạn.
Làm việc với cảnh sát, John nói mình yêu thích sưu tập sách từ nhỏ. Anh ta cho rằng bộ sưu tập sách đồ sộ sẽ giúp mình được nhìn nhận là người có văn 💛hóa và uyên bác. Ngoài ra, John còn cảm giác mình được phép ăn trộm sách quý vì hồi 9 tuổi từng bị chủ tiệm lừa bán cho cuốn sách dởm, nói là ấn bản đời đầu nhưng không phải.
Về cách thức gây án, John khai từng là nhân viên cửa hàng bách hóa chuyên phục vụ người giàu nên có cơ hội tiếp cận thẻ tín dụng của khách. John sẽ cẩꦛn thận không dùng thẻ ngay mà chờ một thời gian để không bị truy về nơi làm việc. Anh ta nói mỗi tháng lừa được khoảng một cuốn sách quý, gây thiệt hại ước tính 200.000-300.000 USD trong khoảng từ cuối năm 1999 tới đầu năm 2003. Con số này được Hi🍒ệp hội kinh doanh sách cũ Mỹ cho là lớn nhất.
Cảnh sát nhận thấy thủ đoạn của John khá tinh vi vì giao dịch lừa đảo qua thẻ tín dụng th💖ường sẽ chỉ bị phát hiện sau một tới hai tháng. Nếu nhà chức trách muốn truy lùng cũng chỉ tìm được số điện thoại công cộng và địa chỉ của khách sạn. Ngoài ra, John còn ra tay tại nhiều bang khác nhau nên dù cảnh sát ngoài bang California xin được lệnh bắt, phòng công tố viên cũng sẽ không chi hàng nghìn USD để dẫn giải kẻ trộm sách về quy án.
Với đủ bằng chứng, John bị tòa án tuyên phạt ba năm tù vào năm 2004, ra tù sau 18 tháng. Tới tháng 9/2015, John tiếp tục bị bắt giữ vì tội dùng chi phiếu giả để mua ♓sách.
Cho tới bây giờ, John vẫn chưa để lộ nơi cất giấu phần lớn số sách bị trộm. Cảnh sát nghi ngờ John thuê kho chứa đồ cá nhân tại bang California nhưng không xin được lệnh khám vì h✱ọ không biết rõ trong kho có thể chứa những đồ gì.
Theo Seattle Times, sự nghiệp tội phạm của John đã tác động sâu sắc tới thị trường sách quý tại Mỹ. Những người kinh doanh sách từ chỗ rất tin tưởng khách hàng đã trở nên cảnh giác hơn, thẻ tín dụng và căn cước phải được kiểm tra cẩn thận. Ngoài ra, người kinh doanh sách không còn ngại việc trình báo cả🐲nh sát khi mất trộm sách.
Quốc Đạt (Theo Seattle Times, Los Angels Times, The Union)