Bởi, tôi b🦄iết rằng sự ô nhiễm ở Hà Nội gần như chắc chắn sẽ xâm nhập vào trong máu của em bé. Không khí bẩn ಌđe dọa cuộc sống của con tôi ngay cả trước khi bé ra đời.
Đồng nghiệp của tôi ngày sau đó nhận được tin nhắn cảnh báo trên điện thoại, rằng chất lượng không khí ở Hà Nội "cực kỳ nguy hiểm". Không khí bẩn có khả năng ngấm vào em bé trước khi sinh và có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời con chúng tôi, theo một nghiên cứu được đăng trên Guardian. Giáo sư Tim Nawrot tại Đại học Hasselt, Bỉ, người đứng đầu dự án cho biết hàng rào nhau thai có thể bị xuyên qua bởi các hạt Carbon đen 𝔍- do giao thông cơ giới và đốt nhiên liệu - mà người mẹ hít vào.
Hàng nghìn hạt ô nhiễm không khí đã được tìm thấy trong mỗ♒i bánh nhau được phân tích, cho thấy thai nhi phải tiếp xúc trực tiếp với Carbon đen. "Đây là giai đoạn dễ bị tổn thương nhất trong đời. Tất cả các cơ quan đang🍌 trong quá trình phát triển", theo giáo sư Tim Nawrot, "thiệt hại đối với bào thai để lại hậu quả suốt đời". Ông cho rằng, để bảo vệ các thế hệ tương lai, ta buộc phải giảm phơi nhiễm. Các chính phủ có trách nhiệm cắt giảm ô nhiễm không khí, mọi người nên tránh những con đường đông đúc khi có thể.
Mỗi khi tôi nhìn thấy một người ngồi trong chiếc xe hơi to và đắt tiền đa💙ng chiếm rất nhiều không gian trên phố Hà Nội, gây ô nhiễm cho những người xung quanh, tôi thật sự ước người đó có thể hiểu nhiều hơn về môi trường. Mỗi khi thấy mọi người vật lộn trong đám tắc đường, tôi thật sự ước rằng Hà Nội có nhiều phương tiện giao thông công cộng hơn.
Một đánh giá toàn cầu toàn cầu đã kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho mọi cơ quan và hầu như mọi tế bào trong cơ thể người. Các hạt Nano cũng đã được tìm thấy khi chúng vượt qua hàng rào máu não và hàng tỷ hạt đã được tìm thấy trong trái tim của những c꧂ư dân thành phố.
Không khí bẩn gây ra bệnh tật cho tất cả mọi người. Nó góp phần vào sự ấm lên toàn cầu mà vừa rồi đư🦋ợc dự báo lại với mức tăng nhiệt độ mới là 7⁰C trong vòng 80 năm tới. Những hậu quả rất rõ ràng, nhiều người mắc bệnh hơn dẫn đến chi phí y tế lớn hơn, giảm năng suất và sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Sự ấm lên toàn cầu dẫn đến những đợt nóng, các cơn bão lớn ꦆthường xuyên và dữ dội hơn, làm thiệt mạng nhiều người và phá hủy nhiều nhà cửa hơn mỗi năm. Điều này chúng ta đều đã và đang thấy: người dân khốn khổ vì lũ lụt, mưa bão, nhà cửa, đường phố bị ngập lụt ngay nơi tôi sống.
Những đợt nóng, lạnh, thiên tai bất thường trước tiên gây hại với sức khỏe và thậm chí tính mạng trẻ sơ sinh và người già. Người nghèo thường sẽ bị ảnh hưởng trước bởi nhà và điều kiện sống của họ rất sơ sài. Mực nước biển dâng lên đồng nghĩa với việc nhiều phần của Việt Nam, TP HCM, một phần☂ lớn của châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long cùng nhiều phần bờ biển sẽ chìm dưới nước trong suốt cuộc đời của cháu chắt chúng ta. Việt Nam có khả năng sẽ không thể sản xuất đủ lương thực để nuôi sống người dân của mình.
Nền kinh tế Việt Nam đang tiến triển tốt nên mọi người dường như đều đang trong trạng thái thoải mái. Hãy tưởng tượng mọi người đều đang trên những chiếc xe máy và ô tô, cố rồ ga lên đỉnh ngọn núi có tên thành công và giàu có. Tr♏ên đường đi, họ mua sắm, chất lên xe nhiều thứ để phục vụ cho mong muốn ngày càng tăng và thể hiện sự giàu có của mình. Ai cũng hồ hởi trên đường đua đó mà không để ý rằng chiếc xe nào cũng có giới hạn. Đến một lúc nào đó, xe quá tải và bắt đầu trượt xuống dù ta ra sức nhấn phanh. Hãy tưởng tượng chiếc xe kiệt sức giống🥂 như môi trường của chúng ta. Ta đang bắt nó chịu tải quá sức, sắp bị đứt phanh. Tất cả thế hệ tương lai dưới chân núi có thể bị xe nghiền nát trừ khi chúng ta dừng chúng lại ngay từ bây giờ. "Bây giờ" chính là cơ hội cuối cùng của chúng ta để cứu con, cháu, chắt mình.
Giờ đây ta đang đối mặt với một🃏 kiểu kẻ thù mới, nguy hiểm hơn bao giờ hết: những thói quen gây hại cho môi trường của chính mình. Đó là việc sử dụng ô tô và xe máy cá nhân quá nhiều - cả những khi không cần thiết; bật điều hòa quá lạnh vào mùa hè hay quá ấm vào mùa đông, để thừa ౠthức ăn trong nhà hàng, sử dụng quá nhiều đồ nhựa và túi nilon... "Kẻ thù" ở bên trong chúng ta. Chúng là thói quen lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm của chính ta đây. Vì thế, tất cả mọi người đều không ai vô tội, đều đang tham gia vào nguy cơ này.
Chỉ chúng ta mới có thể ngăn mối hiểm họa môi trường đáng sợ sẽ xảy ra trong vài thập kỷ tới. B꧑ạn có từng cố gắng chống lại những bản năng hoang dã bên trong mình? Có sẵn sàng thay đổi thói quen sang "sống xanh" hơn? Hy sinh một số tiện nghi không thật sự cần thiết, ví dụ như không sử dụng ô tô riêng, túi nilon, đồ nhựa, tiết kiệm điện, nước...? Với hầu hết mọi người, phải thay đổi lối sống là rất khó chấp nhận. Bạn có tin rằng nế🔜u ta thay đổi, con cháu có cơ hội sống một cuộc sống bình an sau khi chúng ta qua đời?
Hôm nay, chúng ta cần một kiểu anh hùng mới, người có thể dẫn đầu những đổi thay để bảo vệ tương lai của xã hội. Những người có khả năng làm gương trước dân chúng và giải thích🔯 cho họ về nguy cơ phía trước, người có uy tín đủ lớn để vượt qua "sự chống đối vô thức" của cộng đồng, những "người hùng" nhìn xa trông rộng, có khả năng tạo ra một tương lai💫 trong lành cho Việt Nam.
Làm một vị anh hùng như vậy không hề dễ dàng, thậm chí là nhiệm vụ khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng thiếu những người như vậy, Việt Nam sẽ chịu cảnh sa sút về môi trường sống và kéo theo thiệt hại kinh tế, tiến bộ xã hội. Tôi hy vọng những người đứng đầu hôm nay, ngày mai của nước Việt Nam hay lãnh đạo mới của Thành phố Hà Nội có thể là các "anh hùng" mới, lãnh đạo phong trào sống có ý thức, bằng luật pháp và bằng chính sách. Tôi chắc rằng có rất nhiều người sẵn lòng hỗ trợ, thuận theo c🎃ác vị như tôi.
Sébastien Eskenazi