Cần bôi lại kem chống nắng sau 2 giờ. Ảnh: Zerozits. |
Khﷺi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sẽ hấp thụ một lượng tia cực tím (UV) nhất định. Quá tr✱ình này làm sản sinh các thành phần có hại tên là ROS (reactive oxygen species). ROS gây tổn thương thành tế bào, màng lipid và nguyên liệu di truyền ADN bên trong các tế bào da, khiến da bị tổn hại và có nhiều dấu hiệu lão hoá dễ nhận biết. Việc phơi nắng quá nhiều, nhất là ở thời kỳ niên thiếu, còn làm tăng nguy cơ ung thư da.
Yếu tố "màng lọc"
Các loại kem chống nắng hiện hành có các thành phần "màng lọc", ngăn tia cực tím thâm nhập sâu xuống các lớp dưới của biểu bì (lớp ngoài cùng của da),🗹 nơi chúng có thể gây hại cho 🦄da.
Khi mới được bôi, kem chống nắng nằm lại trên bề mặt của da, không cho tia cực tím 𝔉vào sâu hơn. Điều tồi tệ chỉ xảy ra một thời gian sau khi bôi kem. Lúc này, chính các thành phần "màng lọc" của kem lại ngấm sâu vào trong da, mở cửa cho tia cực tím tự do đi vào sâu hơn. Tại 🍸đó, tia cực tím sẽ kết hợp với thành phần "màng lọc", làm sản sinh thêm nhiều phân tử ROS, nhiều hơn cả khi không bôi kem chống nắng.
Nói một cách khác, khi ra nắng, nếu không bôi kem bả𓂃o vệ, tia cực tím cũng kích thích sản xuất các phân tử có hại nhưng với số lượng ít hơn so với khi hoá chất trong kem xuyên qua được lớp ngoài cùng của da để xu෴ống sâu hơn.
Những phản ứng này sẽ giảm đi nếu ta bôi thêm lên da một lớp kem chống nắng mới. Lúc đó, tia cực tím sẽ bị chặn lại 💎trên bề mặt da như lúc đầu, kh𓃲ông thể thâm nhập vào lớp sâu hơn của biểu bì.
Kerry Hanson, chuyên gia nghiên cứu về hoá tại Đại học California -Riverside (Mỹ), cùng các đồng nghiệp đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành bôi kem chống nắng lên mô hình của mô da, ghi hình sự di chuyển của nó vào các lớp sâu hơn của da🌳 và tìm hiểu hậu quả của sự di chuyển này. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, 3 thành phần màng lọc vẫn được sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống nắng hiện nay (octylme🌄thoxycinnamate, benzophenone-3 và octocrylene) đều làm tăng quá trình tổng hợp ROS nếu chúng tiếp xúc với tia cực tím ở những tầng thấp hơn của da. Như vậy, tác dụng xấu của ánh sáng mặt trời sẽ bị gia tăng sau khi kem đã được bôi quá lâu.
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Free Radical Biology and Me🌼dicine ngày 29/8.
Bôi kem thế nào là đúng?
Ông Hanson nhận xét: " Kem chống nắng có tác dụng rất tốt trong việc bảꦐo vệ da khỏi bị cháy nắng, nếu được sử dụng đúng cách. Điều này có nghĩa là nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số bảo vệ SPF cao và bôi đều trên da. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nếu bôi quá ít, các màng lọc tia cực tím đã xuyên được vào trong biểu bì có thể gây hại nhiều hơn lợi".
Theo các chuyên gia, hiện tại lời khuyên tốt nhất là nên sử dụng kem chống nắng và thường xuyên bôi lại những lớp kem mới. Quỹ Ung thư Da của Mỹ khuyến cáo bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, nhất là nếu bạn ra mồ hôi nhi💜ều hoặc vừa bꦡơi.
Cần những loại kem chống nắng mới
Theo ông Hanson, cần có nhữ⛎ng loại kem chống nắng tiên tiến hơn, cho phép các màng lọc tia cực tím chỉ nằm lại trên bề mặt da mà không thấm sâu xuống dưới.
Các nhà khoa học cũng nhận xét rằng, phần lớn kem chống nắng hiện hành ngăn được dải tia cự tím UVB nhưng rất ít loại có thể ngăn được UVA, loại dải tia cực tím có khả năng thâm nhậ📖p sâu hơn vào trong da.
Chính phủ Mỹ vừa cho phép sử dụng thành phần màng lọc UVA tại nước nàyꦰ hồi tháng 7 vừa rồi.
Thu Thủy (theo HealthSciTech, Scripps Howard News)