Khi ghé thăm thành phố Nam Định vào những ngày đầu xuân, đặc sản mà du khách thường thấy bày bán nhiều nhất chính là kẹo sìu châu. Đây cũng là món quà mà người dân thường mua về để ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc tặng nhau. Cùng vớ꧃i bún đũa, phở bò, món kẹo này là ba thức quà đến từ Nam Định được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong danh cách 100 món ăn và đặc sản của 63 tỉnh, thành hồi giữa năm 2021.
Nhắc tới kẹo sìu châu, không ít người cho rằng đây là món ăn của người Hoa. Thực ra, kẹo do Tổ nghề Đỗ Phúc Nhật người gốc Nam Định sáng tạo ra cách đây hơn 200 năm trước. Từ những năm 1860, cửa hàng kẹo nhà họ Đỗ đã nổi tiếng khắp thành Nam. Tiệm không biển hiệu nên người dân chỉ mách nhau hàng kẹo trước đền Triều Châu do người Phúc Kiến lập ra khi di cư sang. Dần dà, người ta gไọi là hàng kẹo "Triều Châu", sau đọc chệch thành "Sìu Châu" hay kẹo "Sìu".
Nguyên liệu làm ra kẹo sìu châu là lạc, hoặc lạc lẫn vừng, kết hợp cùng đường, gạo nếp thơm hoặc mạch nha. Để làm kẹo ngon, thứ quan trọng nhất là phải có nguyên liệu tốt. Lạc phải được chọn lựa rất kỹ và phải là những hạt lạc không quá to, đều nhau, mẩy, vỏ hồng cánh sen và ăn béo ngậy. Đường phải là loại đường kính trắng hảo🥃 hạng. Kẹo có vị ngọt thơm, rất phù hợp để ăn cùng trà đặc nóng. Kẹo thường có hình chữ nhật, dài và to bằng ngón tay. Nhiều nơi, 🍒kẹo có hình vuông.
Trong miếng kẹo giòn tan có vị béo ngậy củ🧸a vừng và lạc, ngọt thanh của đường và mùi thơm phức của nếp cái hoa vàng. Kẹo sìu châu ăn không bị dính răng, có thể để rất lâu không bị chảy nước hay 𝄹ỉu. Tùy nhà sản xuất, kẹo có thể có màu vàng, hoặc sắc nâu hồng, trông như hổ phách.
Tại thành phố Nam Định, có nhiều cơ sở bán loại kẹo này. Một trong những nơi được nhiều người yêu thích là cửa hàng nhỏ🐟 nằm trên🅠 phố Hàng Sắt. Cả con phố này chỉ có duy nhất một cửa hàng bán kẹo sìu châu, và là cửa hàng gia truyền. Giá mỗi gói kẹo lạc từ 110.000 đồng một hộp 500gr và 120.000 đồng với loại vừng thanh.
Phương Anh