"Chúng tôi tiếp ít nhất 3-4 khách hàng mỗi ngày hỏi về cách xin đăng ký biển số xe bằng cách kết hôn giả", chủ một trung tâm dịch vụ kết hôn giả tiết lộ trong phóng sự của đài truyền hình trung 💜ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng tối 24/11.
Các trung tâm này ♒thu phí hơn 160.000 tệ (22.700 USD) cho mỗi trường hợp kết hôn giả để có biển số xe chạy xăng và hơn 110.000 tệ (15.650 USD) với xe chạy điện.
Hành vi gian lận này xuất🌼 phát từ quy định nghiêm ngặt về cấp biển số xe được chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc áp dụng từ năm 2011 nhằm hạn chế xe cá nhân và đối phó với tình trạng ô nhiễm, tắc đường nghiêm trọng.
Bắc Kinh đã giảm hạn ngạch cấp mới biển số xe từ 240.000 chiếc vào năm 2013 xuống 💛còn 100.000 chiếc vào năm ngoái. Do lượng xe được cấp biển số Bắc Kinh ngày càng ít, có đến 2.600 người đăng ký cho mỗi biển số xe chạy xăng. Những người chạy xe điện sẽ phải chờ đến năm 2028 mới được cấp biển.
Xe đăn⛦g ký ở Bắc Kinh hiện bị cấm lưu hành một ngày trong tuần dựa theo số trên biển. Trong khi đó, các xe không mang biển Bắc Kinh phải chịu rất nhiều hạn chế khi lưu thông trong thành phố.
Tài xế các xe biển tỉnh phải nộp đơn xin giấy phép để lưu thông ở Bắc Kinh. Mỗi giấy chỉ có thời hạn 7 ngày🌺 và mỗi năm họ chỉ được cấp tối đa 12 giấy phép.
Kết quả là nhiều người phải tìm cách "lách luật" để có được biển số thủ đô, 🍸trong đó có chiêu kết hôn giả với người có hộ khẩu Bắc Kinh. Khách hàng được một nhân viên hỗ trợ làm mọi thủ tục và nếu tìm được người phù hợp, quá trình đă🥀ng ký kết hôn có thể hoàn tất trong 20 ngày.
Sau khi kết hôn, khách hàng sẽ chuyển quyền sở hữu biển số Bắc Kinh của vợ/chồng hờ này sang tên mình, ✃rồi nhanh chóng làm thủ tục ly dị.
Một lỗ hổng khác mà một số người đang lợi dụng là mua xe dưới tên của người được phép cấp biển số. Họ thanh toán toàn bộ chi phí của chiếc xe, đăng ký nó theo tên của người có giấy phép và trả một khoản tiền cho người này, thường là 20.000 tệ (2.850 USD) một năm, 49.000 tệ cho ba năm hoặc 69.000 t🏅ệ ๊cho 5 năm.
Trong nhiều trường hợp, hai bên còn ký thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ tranh cãi từ các tranh chấp phát sinh, nhưng một thẩm phán cảnh báo đây là loại hình giao ꩲdịch rủi ro.
Wang Lidan, thẩm p🌊hán tòa án nhân dân quận Hải Điến, tây bắc Bắc Kinh, cho hay có trường hợp một phụ nữ trả tiền để kết hôn giả với một người đàn ông có biển số xe Bắc Kinღh. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, anh này biến mất.
Người phụ nữ không chỉ mất cơ hội có biển số Bắc Kinh mà còn đối mặt với rắc rối pháp lý khi làm thủ tục ly hôn. Theo luật pháp Trung Quốc, cô này phải đăng thông báo tìm người mất tích trên báo, sau đó chờ phải ba th🎐áng để tòa án xử ly hôn vắng mặt.
Anh Ngọc (Theo SCMP)