Các chuyên gia đã chia sẻ với phụ huynh nhiều định hướng giúp trẻ phát triển toàn diện trong buổi tư vấn trực tuyến "Giáo dục toàn diện cho trẻ em mầm n𓆉on và tiểu học" do VnExpress phối hợp với Sài Gòn Pearl (ISSP) tổ chức. Chương trình có sự tham gia của thầy Lester Stephens - Hiệu Trưởng Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) và chị Trần Thu Hà - nhà báo, tác giả của các cuốn sách "Con nghĩ đi, mẹ không biết"; "Buông tay để con bay"; "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc".
Những tiêu chí phát triển toàn diện ở trẻ
Thầy Lester Stephens cho hay, khi một đứa trẻ được sinh ra, trung bình não của chúng nặng khoảng 400g, đến khi 7 tuổi thì não sẽ nặng khoảng 1,4 kg, gần bằn꧟g não bộ người lớn. Điều này có nghĩa là 75% sự phát triển của não xảy ra trong 7 năm đầu tiên. Vì vậy, việc giúp các con phát triển toàn diện từ trước khi chào đời là điều thiết yếu. Hành động này sẽ bắt đầu bằng cảm xúc, tâm trạng và dinh dưỡng của ಌngười mẹ trong quá trình mang thai.
Đồng quan điểm trên, chị Trần Thu Hà nhấn mạnh việc 🐲giáo dục toàn diện cho trẻ trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng. Để làm được điều đó, các cha💫 mẹ phải liên tục bồi dưỡng và học hỏi mỗi ngày để làm tấm gương cho con.
Trên thực tế, giáo dục tron🌠g nước đang đặt nặng việc giáo dục nhận thức để các con đi học, trong khi còn xem nhẹ các khía cạnh xã hội và tình cảm của các con. "Trong những bài báo của mình, tôi thường ౠphản ánh việc cha mẹ Việt Nam rất quan tâm đến việc cho con đi học. Mọi người lại chỉ quan tâm đến việc phát triển cân nặng chiều cao và việc học chữ, làm toán mà quên đi việc giáo dục về não bộ, cảm xúc, nhân cách hay tương tác xã hội,...", chị Trần Thu Hà nói thêm.
Theo Hiệp hộꦿi quốc gia về giáo dục trẻ nhỏ (NAEYC), cha mẹ cần tập trung phát triển toàn diện cho trẻ vào năm lĩnh vực bao gồm: kỹ năng thể chất và vận động; năng lực xã hội và tình cảm; phát triển ngôn ngữ; phương pháp tiếp cận để học tập và phát triển nhận thức.
Thầy Lester Stephens phân tích: "Khi chúng ta nói về giáo dục toàn diện, theo tôi chúng ta không nên ưu tiên từng khía cạnh, mà hãy phát triển tất cả các khía cạnh yếu tố này với mức độ tinh tế khác nhau cho các lứa tuổi khác nhau. Chúng nên kết hợp và bổ trợ lẫn nhau, không nên xếp thứ tự từ 1 đến 10. Vì lí do đó, tôi tin rằng Trường ISSP được vận hàn𒁃h nhằm tạo ra sự cân bằng thông qua phương pháp Học kết hợp với vui chơi Reggio Emilia, và cũng qua phương pháp sư phạm chung của toàn trường: "student agency" - cho học sinh làm chủ lớp học và sau này là 10 tố chất của học sinh học chương trình IB - Tú Tài Quốc Tế dành cho bậc Tiểu học".
Chị Trần Thu Hà cho rằng tất cả những thái độ sống, tính cách của con đều đượ🦹c hình thành vững chắc từ thời mẫu giáo. Đó là những điều nhỏ bé như: biết chia sẻ với người khác, cư xử văn minh, trung trực, nghệ thuật, thể thao,... Vì vậy, các cha mẹ cần chuẩn bị cho con một nền tảng thật toàn diện ngay từ giai đoạn mầm non và ; từ đó giúp con hòa nhập với cuộc sống bằng một tâm thái tự tin, vững vàng.
Làm thế nào giúp trẻ phát triển toàn diện?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, 1.000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trওẻ rất quan trọng đối với sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, nhận thức và thể chất của các em. Để giúp trẻ phát triển toàn diện cần cân bằng giữa phát triển toàn diện ở trường và ở nhà.
Để làm được điều này, thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng trường ISSP khuyến nghị các phụ huynh nên bắt đầu từ chính bản thân mình: chăm s𒁃óc bản thân và học cách nhận diện cảm xúc của mình. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, hãy cố gắng phát triển vốn từ vựng giàu cảm xúc và lắng nghe tâm trạng của con mỗi ngày. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần cho phép con khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Điều quan trọng nhất là hãy thiết lập ranh giới công bằng, vững chắc và tuân thủ những ranh giới đó bằng cách quan tâm, hỗ trợ và khuyến khích các con.
Bên cạnh đó, chị Trần Thu Hà nhận định: Tiêu chí chọn trường trong những năm đầu đi học cũng là yếu tố rất quan trọng trong hành trình nuôi dạy bé. Bởi một số những tổn thương về tâm lý trong quá trình đi học sẽ khiến con mất nhiều thời gian, thậm chí là cả cuộc đời để xóa nhòa nó. Chính vì vậy, chị Thu Hà mong muốn các phụ huynh nên tìm hiểu kỹ càng trước khi cho con đến với môi trường học tập mới với cácဣ yếu tố như: tìm hiểu về phương pháp giáo dục, tham quan trường, xem cách cư xử của nhân viên trường từ cô lao công đến nhân viên bảo vệ... Đặc biệt hơn, lứa tuổi mầm non rất cần sự ổn định và an toàn. Do đó các phụ huynh nên cân nhắc tìm những môi trường học ổn định và không có sự thay đổi quá đột ngột.
Thầy Lester Stephens cho biết, môi trường giáo dục khá phức tạp nếu chúng ta tính đến nhu cầu của nhiều bên liên quan như phụ huynh, học sinh, giáo viên. Nhưng có hai yếu tố quan trọng nhất khi chọn trường mà các phụ huynh cần lưu ý là văn hóa và chiến lược. Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl phát triển đều hai khía cạnh này. Ngꦡoài ra, trường còn có rất nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ sự phát triển của học sinh như: phát triển cảm xúc - xã hội, thể chất, bảo vệ trẻ em, cũng như phát triển về học thuật.
"Hiện tại, trường đang giảng dạy theo triết lý giáo dục Reggio Emilia cho hệ mầm non và là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế bậc Tiểu học (IB PYP). Do đó, trường ISSP có thể lập ra các tiêu chuẩn và thước đo từ tiêu chuẩn Mỹ kết hợp với các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nước với các giáo án, chương trình giảng dạy và những bài kiểm tra được cá nhân hóa theo từng học sinh và cấp 🦩học; từ đó tạo ra sự khác biệt để đáp ứng tốt nhu cầu của từng bé", thầy Lester Stephens chia sẻ.
Huyền My
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây