Bên cạnh bồi thẩm đoàn xét xử (🥀còn g♚ọi là “tiểu bồi thẩm đoàn”), hệ thống pháp luật ở một số bang của Mỹ còn áp dụng chế định “đại bồi thẩm đoàn” với mục đích tăng cường độ chính xác, khách quan của hệ thống tư pháp.
Theo Findlaw, dù thành viên của “đại bồi thẩm đoàn” và “tiểu bồi 💎thẩm đoàn” được chọn lựa từ công dân đến từ nhiều lĩnh vực nhưng chức năng và vai trò của hai nhó🎐m bồi thẩm hoàn toàn khác nhau. Có thể khái quát rằng "đại bồi thẩm đoàn" tham gia vào giai đoạn tiền xét xử, trong khi "tiểu bồi thẩm đoàn" tham gia trực tiếp vào giai đoạn xét xử.
"Đại bồi thẩm đoàn" sẽ xác minh vấn đề: Liệu tình tiết trong vụ việc, bằng chứng vật chứng được công tố viên đưa ra có là căn cứ 💙hợp lý đủ để tiến hành truy tố nghi phạm hay không và nếu có thì sẽ truy tố dưới tội danh nào. Trong khi đó, "tiểu bồi th🃏ẩm đoàn" sẽ quyết định nghi phạm có tội hay vô tội.
Số lượng thành viên của "đại bồi thẩm đoàn" thường từ 16 đꦗến 23 người, trong khi "tiểu bồi thẩm đoàn" chỉ có 6-12 người. Ngoài ra, "đại bồi thẩm đoàn" quyết định theo nguyên tắc đa số chiếm ưu thế, còn phán quyết của "tiểu bồi thẩm đoàn" cần sự nhất trí của mọi bồi thẩm viên.
"Tiểu bồi thẩm đoàn" hoạt động tại phiên xét xử công khai. "Đại bồi thẩm đoàn" nhóm họp trong bí mật, mục đích là để phòng tránh nghi phạm chạy trốn vì sợ tội, bồi thẩm viên không bị áp lực từ bên ngoài và bảo vệ thanh danh người vô tội trong trường hợp họ được miễn truy tố. Mặc dù nhóm họp bí mật, biên bản buổi làm việc sẽ được lưu trữ và niêm♏ phong phòng trường hợp cần thiết.
Tại các buổi làm việc của "đại bồi thẩm đoàn", chỉ có sự có mặt của công tố viên, không có nghi phạm và luật sư đại diện. Công tố viên sẽ trình🌊 bày danh sách cáo trạng kèm theo bằng chứng vật chứng để th꧒uyết phục đại bồi thẩm truy tố.
Đại bồi thẩm có quyền xem xét bằng chứng và tra hỏi nhân c🍒hứng để có cái nhìn khách quan nhất, đồng thời có thể y🌊êu cầu triệu tập thêm nhân chứng. Điểm này khác với tiểu bồi thẩm – vốn chỉ có thể ngồi nghe hai bên tranh luận trong im lặng mà không được phép lên tiếng.
Công tố viên có khuynh hướng áp dụng chế định đại bồi thẩm đoàn vì đây như một buổi “xét xử thử” để dò xét phản ứng của bồi thẩm v🔜iên trước chứng cứ được đưa ra. Công tố viên còn có quyền trình bày một vụ việc nhiề🦩u lần trước đại bồi thẩm để bổ sung những tình tiết mới trong vụ việc.
Dù cáo trạng bị đại bồi thẩm bãi bỏ, công tố viên vẫn có thể bỏ qua quyết định và tiến hành truy tố nghi phạm. Trong trườ🥂ng hợp này, pháp luật yêu cầu tổ chức buổi điều trần trước khi xét xử. Tại đây công tố và luật sư bảo vệ ༒có cơ hội thuyết phục thẩm phán chấp nhận hoặc bãi bỏ việc truy tố.
Vì "đại bồi thẩm đoàn" chỉ nghe trình bày vụ án từ góc độ của công tố viên mà không có sự có mặt của thẩm phán hoặc luật sư nên không loại trừ khả năng họ sẽ bị công tố viên thao túng và tiến hành truy tố nghi phạm. Công tố viên không bị buộc phải trình bày chứng cứ có lợi cho nghi phạm. Đồng thời những nhân chứng do đại bồi thẩm đoàn triệu tập không có quyền được lu✨ật sư bảo vệ trong khi bị tra hỏi.
Trê𓆏n thực tế, cùng với Liberia, Mỹ là một trong꧟ hai quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Thông luật có áp dụng chế định “đại bồi thẩm đoàn” trong quá trình tố tụng. Dù pháp luật của mọi tiểu bang đều có quy định về đại bồi thẩm đoàn nhưng chỉ một nửa trong số đó áp dụng chế định này trên thực tế, và 23 tiểu bang đặt ra hạn chế khi áp dụng chế định đại bồi thẩm.
Để khắc phục những hạn chế trên, nhiều dự thảo luật đang được soạn thảo theo hướng bồi thẩm viên sẽ được thẩm phán hướng dẫn trực tiếp về công việc, công tố viên buộc phải trình bày cả chứng cứ gỡ tội, nhân chứng có quyền trợ giúp từ luật sư... Ví dụ như ở tiểu bang Virginia, công tố viên không được phép꧑ x💞uất hiện trước đại bồi thẩm đoàn trừ khi với tư cách là nhân chứng hoặc cố vấn về nghĩa vụ của bồi thẩm đoàn.