Các cử tri Mỹ sꦕẽ bầu ra tổng thống tiếp theo của họ vào ngày 5/11. Việc Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng viên đảng Dân chủ, hay cựu tổng thống Donald Trump của đảng Cộng h🉐òa bước chân vào Nhà Trắng sẽ tác động rất khác tới nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Nếu Harris chiến thắng, bà sẽ trở thành nữ tổng thống Mỹ꧙ đầu tiên, cũng là người da màu gốc Á đầu tiên trở thành chủ nhân của Nhà Trắng. Tuy nhiên, trong chính sách đối ngoại với châu Á, chính quyền Harris được cho là sẽ không tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt.
Giáo sư David Capie, gꦆiám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Te Herenga Waka Victoria ở Wellington, New Zealand, cho hay bà Harris không quá nổi bật trong các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại trong thời gian bà làm Phó tổng thống hay làm việc tại Thượng viện.
Vì chính sách châu Á dưới thời người tiền nhiệm Joe Biden được đánh giá là một thành công, b🎐à Harris nhiều k꧅hả năng tiếp tục theo đuổi những gì người tiền nhiệm đã làm với khu vực.
Điều này đồng nghĩa Mỹ sẽ tiếp tục cạnh tranh chiến lược v🌄ới Trung Quốc, xu hướng dường như đã trở thành một đặc điểm mang tính cấu trúc của chính trị toàn cầu và khu vực châu Á, song chưa rõ ở mức độ nào.
Một số nhà quan sát suy đoán những vị trí cấp cao sẽ được bổ nhiệm trong nhóm chính sách đối ngoại tương lai của Harris có thể nghiêng về châu Âu, nhưng họ cũng đồng tình rằng Trung Quốc chắ♍c chắn sẽ là ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ chính quyền mới nào.
Mặt khác, sự tiếp nối cũng có nghĩa là chính quyền Harris sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với các đồng minh và đối tác. Dưới thời Biden, mạng lưới liên minh và thỏa thuận an ninh của Mỹ đã tăng lên đáng kể, trong đó một thành tựu quan trọng là đưa Nhật Bản và Hàn Quốc xích lại gần nhau hơn thông qua thỏa thuận Trại David. Để giữ vững nó cần một chính quy🅘ền mới sẵn sàng kế thừa hơn là thay đổi.
Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thỏa thuận đa phương nhỏ, như nhóm Bộ Tứ, đối với bối cảnh an ninh khu vực,🃏 đồng thời tiếp tụ🦂c ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN.
Năm 2022, Tổng thống Biden tới C♍ampuchia dự hai sự kiện quan trọng cùng các lãnh đạo Đông Nam Á và châu Á, gồm Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Trước đó, ông tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Mỹ ở thủ đô Washington, khẳng định sự kiện đánh dấu "kỷ nguyên mới" cho quan hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 ở Vientiane, Lào hôm 11/10, Ngoại trưởng Anthony Blinken đã nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ, lâu dài của Mỹ, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tích cực tham gia đối thoại xây dựn🌱g, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực.
Các nước châu Á vẫn sẽ tiếp tục lo lắng về một nước Mỹ mất tập trung và phàn nàn khi các hội nghị thượng đỉnh của họ bị Washington bỏ qua, nhưng hầu hết vẫn sẽ hài lòng nếu bà Harris lên nắm quyền và duyꦫ trì các chính sách với khu vực, Capie ⛎nhận định.
Nhưng nếu Trump đắc cử, bức tranh sẽ kém rõ ràng hơn nhiều. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông gây chú ý với quan điểm tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và cuộc đối đầu gay gắt cùng Trung Quốc🏅, đặc biệt là về thương mại và công nghệ.
Với tư duy và tính toán của một doanh nhân🍰, Trump có thể dễ dàng cắt giảm các thỏa thuận mà ông cho rằng không có lợi với Mỹ, qua đó làm suy yếu lợi ích của các đối tác châu Á.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Trump đã tăng cường bán vũ khí và tương tác với chính quyền đảo Đài Loan. Nhưng gần đây, ông lại quay 🤪sang 𝓡chỉ trích Đài Bắc vì "đánh cắp" ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ và lo lắng về việc Mỹ có thể không bảo vệ được ngành này.
Về chính sách kinh tế, Trump tuyên bố sẽ tăng mạnh thuế quan, lên tới 60% đối với hàngꦅ hóa Trung Quốc và 10% với các nước khác. Nếu Trump lên nắm quyền và thực thi điều này, nền kinh tế toàn cầu và cũng như các nước chú trọng xuất khẩu trên khắp châu Á sẽ bị ảnh hưởng 🍷nặng nề.
Mức tăng thuế quan lớn và một cuộc chiến thương mại 🌠khác sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các mạnꦆg lưới sản xuất trên khắp châu Á. Mong muốn của ông Trump về đồng USD yếu hơn có thể làm suy yếu lợi thế xuất khẩu của Đông Nam Á.
Về mặt chính trị, khi ông Trump gia tăng áp lực lên Trun🐈g Quốc, các quốc gia trong khu vực sẽ đối mặt với sức ép phải chọn phe ngày càng gay gắt𒉰 hơn, điều mà châu Á - Thái Bình Dương đã không muốn trong nhiều năm qua.
Nhiều nước châu Á đã tăng thặng dư thương mại với Mỹ khi các tập đoàn quốc tế rút bớt hoạt động khỏi Trung Quốc, nhưng giờ đây họ không khỏi cảm thấy lo൲ lắng. Trump đã tuyên bố Khung kinh tế Ấn Độ Dương🐽 - Thái Bình Dương (IPEF) "tệ hơn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)" và đe dọa rằng nó sẽ "chết vào ngay ngày đầu tiên" trong nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Nếu nhiệm kỳ đầu tiên ඣcủa Trump mang đến bất kỳ manh mối nào cho nhiệm kỳ thứ hai thì chi tiêu quốc phòng là một thước đo quan trọng mà ông đã sử dụng để đánh giá đối tác, đặc biệt là các thành viên NATO. Do đó, ông chắc chắn sẽ gây áp lực buộc các đồng minh châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia phải làm nhiều hơn và chi tiêu mạnh hơn cho quốc p♌hòng, Capie lưu ý.
Hành động từ Trump đối với phần còn lại của thế giới cũng sẽ tác động đến châu Á. Nếu ông làm suy yếu các cam kết của Mỹ với NATO, cắt viện trợ quân sự cho Ukraine hay buộc Kiev phải chấp nhận một𒊎 thỏa thuận không có lợi với Moskva, các lãnh đạo ở Nga, Trung Quốc và Triều Tiên sẽ phải chú ý.
Nhưng bất chấp mọi điều không chắc chắn và không thể đoán trước, hầu hết các quốc gia trong khu vực vẫn muốn tìm cách hợp tác 🥃với Mỹ. Ngay cả ở Đông Nam Á, nơi các quốc gia không muốn chọn phe trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, hầu hết đều muốn Washington tham gia nhiều hơn vào nỗ lực thiết lập một khu vực cân bằng, nơi không cường quốc nào có thể thống trị, Capie nhấn mạnh.
Dù vậy nhìn c✅hung, cả hai ứng viên đều không có nhữngꦗ chính sách được coi là lý tưởng đối với khu vực, theo giới chuyên gia tại cả châu Á và Mỹ.
Nhiều người đồng ý với đánh giá của Thứ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công ng𝕴hiệp Malaysia Liew Chin Tong rằng khác biệt giữa Harris và Trump "không phải về hướng đi, mà là về cường độ". Không ai trong hai người có thể quay ngược thời gian trở lại một thế giới đơn cực, đơn giản hơn.
"Trump chắc chắ♑n sẽ áp dụng cách tiếp cận biệt lập và coi nước Mỹ là trên hết, nhưng điều đó không có nghĩa là Harris có thể đưa thế giới trở lại năm 1995, khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập", ông nói, ngụ ý về hy vọng giảm rào cản thương mại và mở rộng thươ🌠ng mại toàn cầu khi WTO ra đời.
Vũ Hoàng (Theo Straits Times, AFP, Reuters)