Cả bốn diễn giả trong CTO Talks ngày 24/6 trên VnExpress đều nhận đꦚịnh làm việc từ xa sẽ là xu hướng, buộc các công ty phải thay đổi và người lao động phải thích nghi. Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt về văn hoá làm việc giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT công ty FPT Telecom - cho biết vấn đề đầu tiên mà tổ chức của ông quan tâm khi chuyển sang chế độ làm việc từ xa là đảm bảo năng suất và chất lượng lao động. "Trước đây ban điều hành của công ty họp giao ban mỗi tuần một lần, nhưng khi phải làm từ xa, chúng tôi quyết định họp mỗi ngày vào đúng 8h. Vì ban điều hành họp nên các cấp thấp hơn cũng phải có mặt đúng giờ để chuẩn bị, vì có thể bị hỏi đến bất cứ lúc nào. Sau đó, chúng tôi phát hiện ra việc họp hàng ngày giúp đẩy nhanh tốc độ quyết định, ngay hôm sau đã có kết 𒐪quả. Trong khi trướꦡc đây, nếu họp mỗi lần một tuần, tốc độ này chậm hơn đáng kể", lãnh đạo FPT Telecom chia sẻ.
Chung quan điểm với ông Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT công ty MISA - ông Lữ Thành Long - cho biết, sau khi giải quyết được các vấn đề về hạ tầng, công cụ làm việc, công ✃ty phải đảm bảo các đội nhóm vẫn có thể tương tác khi làm việc từ xa, đảm bảo việc chấm công, hiệu suất làm việc ở nhà không giảm đi. Theo ông Long, không phải ngẫu nhiên mà mấy trăm năm qua, các công ty phải chi trả một khoản tiền lớn để thuê văn phòng, tạo môi trường để nhân viên làm việc cùng nhau.
"Ngay sau khi dịch bệnh diễn ra, Ban lãnh đạo phải ngồi lại để tìm hiểu văn hoá làm việc của người Á Đông, của nhóm nhân viên trẻ, đảm bảo mọi người làm việc ở nhà có cảm giác là mình đang làm việc chứ không phải đang ở nhà. Nhiều biện pháp được đưa ra, như điểm danh trực tuyến, m♎ọi người phải ăn mặc chỉnh chu, ngồi trước bàn làm việc, bật camera, chào hỏi nhau như cảm giác làm việc tại cơ quan", ông Long chia sẻ về cách duy trì hiệu suất công việc của nhân viên MISA trong đại dịch.
Trái với hai công ty công nghệ Việt Nam, đại diện Google cho biết, việc họ lo lắng nhất khi làm việc từ xa không phải hiệu suất, mà là làm sao để nhân viên của họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.ꦛ Nhân viên Google được cho nghỉ phép 12 tuần để sắp xếp cuộc sống cá nhân. Tiếp đó, đội ngũ quản lý ngồi lại cùng nhân viên 🅷của mình để lắng nghe xem họ có khó khăn, lo lắng gì khi làm việc từ xa để hỗ trợ. Sau đó, mọi người cùng chia sẻ kế hoạch lớn nhất của họ, điều họ cho là sẽ có ý nghĩa trong đại dịch.
"Những kế hoạch trước đại dịch có thể phải gạt hết qua một bên. Mọi người sẽ lựa chọn ít công việc hơn nhưng đó là những dự án quan trọng với cộng đồng, khách hàng. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Google trong đại dịch đều tăng, nhưng đội ngũ làm việc vẫn đáp ứng vượt kỳ vọng của người dùng, hoạt động tốt hơn dự kiến", bà Hàꦑ Lâm Tú Quỳnh - Giám đốc Truyền thông Google APAC, Việt Nam - chia sẻ.
Trong khi nhiều công ty đưa ra các bộ quy tắc dành cho nhân viên làm việc từ xa nhằm giữ mọi thứ gần giống nhất với hoạt động văn phòng truyền thống, Google cố gắng tạo ra một môi trường làm việc cởi mở hơn. Các cuộc họp về công việc có thể được chuyển thành buổi làm bánh trực tuyến hoặc gấp giấy nghệ thuật - Origami. Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến tâm lý của nhân viên khi phải làm việc từ xa. Họ sắp xếp đội ngũ bác sĩ tâm lý, tăng ngày 🗹nghỉ phép để đảm bảo nhân viên không bị khủng hoảng tâm lý khi phải rời xa văn phòng.
Tương tự ở AvePoint - công ty công nghệ có văn phòng tại Singapore - một trong những ưu tiên hàng đầu của họ là lựa chọn giải pháp, công cụ làm việc từ xa tốt nhất cho trải nghiệm của nhân viên. Các chính sách đào tạo từ xa v♏à các kế hoạch đề ra đều hướng đến yếu tố cá nhân nhằm phát triển nhân viên.
"Văn hoá công ty trong giai đoạn mới không phải ban lãnh đạo đẩy việc xuống, nhân viên phải làm theo. Mà mỗi tháng, giữa quản lý và nhân viên đều ngồi lại với nhau để đánh giá lại công việc, nguyện vọng điều chỉnh mục tiêu cá nhân. Hệ thống AI trong quản lý còn gợi ý cho đội nhóm kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn dựa trên nhu cầu thực💟 tế của nhân viên và công ty", bà Trần Thị Hồng Vân, Giám đốc điều hành AvePoint 𒀰Global - Việt Nam, chia sẻ.
Nhận định về xu hướng làm việc, cả bốn diễn giả đều cho rằng Hybrid Workplace - mô hình làm việc kết hợp - sẽ phổ biến trong tương lai.
Theo ông Hoàng Nam Tiến♑, trước đây suy nghĩ chung là mọi người phải ngồi lại với nhau, gặp mặt trực tiếp thì ༺mới ra vấn đề, mới được việc. Hơn một năm làm việc từ xa cho thấy mọi người đã quen dần. Các cuộc họp trực tuyến được chuẩn bị tài liệu vô cùng chi tiết, đến khi gặp mặt mọi người chỉ nói thêm những vấn đề bên lề, đẩy nhanh việc ký kết, hợp tác.
Đồng quan điểm với lãnh đạo FPT Telecom, ông Lữ Thành Long cho biết Việt Nam đã sẵn sàng khung pháp lý cho chữ ký số. Các lãnh đạo doanh nghiệp Việt đã có thể ký kết hợp đồng, giao dịch ngân hàng bằng chữ ký số mà không cần gặp mặt trực tiếp. Đây là một trong những yếu tố giúp doan🌟h nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ mới.
Theo các lãnh đạo công nghệ, mô hình kết hợp làm việc tại nhà với đến văn ph൲òng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mặt bằng mà còn giúp người lao động có thêm thời gian cho gia đình khi không phải mất thời gian di chuyển.
Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của văn phòng truyền thống là không thể thay thế. Ông Hoàng Nam Tiến cho rằng chỉ 30% kiến thức người lao động được đào tạo tại trường học, 70% có được là tích luỹ trong quá trình làm việc và tư𝓀ơng tác với đồng nghiệp, khách hàng. Do đó, các công ty không nên quá nóng vội trong việc lựa chọn phương thức làm việc "hybrid" khi dịch bệnh qua đi. Tuỳ vào quy mô tổ chức và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp về nhân sự, cơ sở hạ tầ𝐆ng, công nghệ, lãnh đạo sẽ chọn cho doanh nghiệp phương thức phù hợp nhất.
Khương Nha