Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hôm 21/1 công bố video cho thấy tổ hợp phòng không tầm ngắn Pant🔯sir-S1 của quân đội Syria bị đánh trúng trong cuộc không kích một ngày trước đó. IDF tuyên bố đây là một trong hai tổ hợp phòng không Syria bị phá hủy trong cuộc tấn công.
Đây không phải lần đầu tiên tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria bị phá hủy trong các đòn không kích của không quân Israel. Giới chuyên gia quân sự cho rằng trải qua nhiều lần thực chiến, hệ thống Pantsir đang bộc lộ một số hạn chế trước các khí tài hiện đại của Israel và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi chúng được triển khai chiến đấu bằng chiến thuật sai lầm, theo Defence Blog.
"Trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 8/2018, những hệ thống phòng không🐼 tự hành Tor-M2U đóng quân tại căn cứ Hmeymim đã đánh chặn tới 80 mục tiêu trên không và đạt tỷ lệ thành công 80%, trong khi con số ꦕnày với Pantsir-S1 là 19%", Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí Tổ quốc của Nga cho biết hồi cuối năm ngoái.
Murakhovsky nhận xét các hệ thống Pantsir-S1 gặp khó khăn trong việc bám bắt mục tiêu nhỏ, bay với tốc độ thấp như máy bay không người lái (UAV) hạng nhẹ và tên lửa hành trình Delilah của không quân Israel. Nó cũng nhiều lần báo động giả khi phát hiện những con chim lớn bay quanh♛ căn cứ Hmeymim.
"Pantsir-S1 gần như thất bại hoàn toàn trong việc chặn đứng các cuộc tập kích bằng UAV cỡ nhỏ nhằm vào Hmeymim. Quân đội Nga đã chặn 𝄹nhiều đợt✃ tấn công như vậy, nhưng phần lớn công lao thuộc về các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại", Murakhovsky nhận xét.
Khi bắt đầu phát triển Pantsir-S1 từ thập niên 1990, Viện Thiết kế Linh kiện (KBP) Tula của Nga dường như không lường trước được mối đe dọa từ các loại UAV và tên lửa có kích thước rất nhỏ. Pantsir-S1 chỉ được tối ưu hóa cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình truyền thống như Tomahawk, buộc quân đội Nga ph⛄ải dựa vào những khẩu đội Tor-M2U để bảo vệ căn cứ Hmeymim trước mối đe dọa từ UAV.
Dù Murakhovsky rút lại bài v꧂iết của mình chỉ sau vài giờ, nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng nhận định của ông phần nào cho thấy hệ thống Pantsir-S1 Nga vẫn tồnꦆ tại những điểm yếu có thể bị đối phương khai thác.
Với nhiệm vụ phòng thủ điểm và bảo vệ các tổ hợp phòng không tầm xa, tên lử🍌a 56E7 của Pantsir-S1 chỉ có tầm bắn tối đa 20 km, trong khi cụm pháo 2A38M cỡ nòng 30 mm có thể bắn ꦡtrúng mục tiêu ở cách 4 km.
Video do IDF công bố nhiều khả năng được đầu dò tên lửa Delilah thu lại trong quá trình lao tới tổ hợp Pa🍌ntsir-S1 của Syria. Khác với tên lửa hành trình thông thường vốn chỉ bay tới mục tiêu được lập trình sẵn trước khi phóng, Delilah có khả năng thay đổi lộ trình và quần thảo trên khu vực nghi vấn có mục t💧iêu. Đầu dò ảnh nhiệt sẽ giúp sĩ quan điều khiển vũ khí xác định mục tiêu tấn công hoặc ra lệnh hủy tên lửa.
Biến thể Delilah đầu tiên đạt tầm bắn khoảng 250 km, vượt xa tầm tác chiến của Pantsir-S1. Điều này cho phép tiêm kích Israel hoạt động an toàn, đồng thời quả đạn Delilah cũng có nhiều thời gian lượn vòng và theo dõi tổ hợp Pantsir-S1 Syria trước khi tấn công. Kíc🀅h thước nhỏ và khả năng cơ động linh hoạt giúp Delilah phù hợp với nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương.
"Dù binh sĩ Syria được huấn luyện tốt và vận hành vũ khí hiện đại thế nào đi nữa, tiêm kích Israel vẫn không mất thời gian tiếp cận không 🐓phận Syria, có thể tung đòn không kích mà không cần tiến vào vùng phòng không nước này", tướng 🔯Aytech Bizhev, cựu phó tư lệnh không quân Nga, nhận xét.
Chiến thuật triển khai hệ thống Pantsir-S1 của phòng không Syria cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến lực lượng này chịu thiệt hại nặng trước đòn không kích của Israel. Hình ảnh trong đợt không kích ngày 10/5/2018 và 20/1/2019 cho thấy các xe chiến đấu Pantsir-S1 đều bị đánh trúng khi nằm ở địa hình trống trải, không có công sự bao quanh.
"Việc nằm lộ liễu giữa chiến trường mà không có biện pháp bảo vꦬệ và ngụy trang khiến Pantsir-S1 trở thành mục tiêu dễ bị tập trung tiêu diệt, nhất là khi đối phương sở hữu các tên lửa có khả năng lượn trong thời gian dài và bổ nhào xuống ⛦mục tiêu như Delilah. Quân đội Syria đã phải trả giá cho sự bất cẩn này", đại tá Mikhail Khodorenok, cựu chỉ huy trong lực lượng phòng không Nga, nhận định.