Tôi rất đồng cảm với quan điểm của tác giả bài viết: "Đám đông đua nhau 'đánh sập' quán ăn". Bản thân tôi kinh doanh ăn uống ở Sài Gòn, rất nhiều lần phải hạ mình xin lỗi khách trong khi họ đang la lối, chửi bới, nhục mạ nhân viên, thương hiệu, của mình, đôi khi nhắm vào chính tôi. Thực tế, chúng tôi hoàn toàn không có lỗi, đơn giản là vì khách chỉ muốn thể hiện mình là "thượng đế", được quyền quát tháo, nạt nộ mà không cần🔯 nói lý lẽ.
Tôi xin chia s💫ẻ một vài trườngღ hợp đã gặp để các bạn rõ hơn về điều này:
Một lần, nhân viên thu ngân của quán tôi sau khi nhận tiền khách thì phát hiện tính thiếu một món. Sau đó, nhân viên phục vụ nhỏ nhẹ ra trình bày và ngỏ ý muốn khách hàng thanh toán nốt khoản còn thiếu nhưng bị họ mắng té tát. Bản thân tôi cũng phải ra xin lỗi khách, giải thích rằng đây là sai sót của quán và quán sẽ không thu thêm phần tiền còn thiếu đó nữa. Vậy nhưng người khách vẫn tiếp tục chửi bới, thậm chí còn quay phim, chụp hình, đòi "bóc phốt" quán.
Một lần khác, một nhóm khách gọi món tôm sú sống ăn với mù tạt. Do quán của tôi dùng tôm loại lớn nên 300 gram chỉ được bảy con. Vậy nhưng khách cho rằng chúng tôi ăn bớt. Tôi trình bày rằng tôm quán tôi là loại lớn, khách có thể vớt trực tiếp từ hồ để kiểm tra. Toàn bộ quy trình cân đong và chế biến đều được camera ghi lại, tôi mời khách vào check lại, nhưng họ không chịu vào xem và khăng khăng rằng chúng tôi ăn gian, đòi ghi âm, quay phim để đưa lên mạng.
Đó chỉ là một vài trường hợp điển hình trong hàng tá những vụ việc khách ♈hàng đòi bóc phốt hàng quan dịch vụ trong thực tế. Phải làm ngành dịch vụ, bạn mới hiểu được có những khách hàng rất ngang ngược nhưng người phục vụ vẫn phải nhẫn nhịn. Ai không kiềm chế tốt thì chuyện lời qua tiếng lại ﷽với khách cũng là điều dễ hiểu.
>> Cãi vã vì đợi 30 phần bánh căn quá lâu ở Đà Lạt
Làm ngành dịch vụ mà quá thẳng tính thì thiệt thòi luôn thuộc về bản thân. Nếu khách sai, bạn làm căng với khách và bị bốc phốt, cho dù bạn có thưa kiện thắng, đòi được tiền, nhưng những ảnh hưởng về doanh thu, và uy tín là không gì có thể bù đắp được. Đó là chưa kể có những kẻ "ném đá giấu tay" mà bạn không thể truy ra để thưa kiện.
Tất nhiên, những người như chúng tôi vẫn cố gắng kiểm soát, kiềm chế khi phục vụ khách hàng. Quy trình cũng là do con người thực hiện, cũng có lúc sai sót, không lường trước được sự cố. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ hàng quán nào, dù lớn hay nhỏ, dù đông hay ế. Và khi sai s𒀰ót xảy ra, nhân viên đó chắc chắn sẽ bị phạt nội bộ. Ở đây, tôi chẳng phải nói giúp chủ quán đồ thừa này nọ. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, không chủ quán nào muốn điều không hay xảy ra, nhưng dù kiểm soát chặt chẽ như thế nào thì cũng có lúc nó sẽ xảy ra sự cố. Vì thế, người làm dịch vụ rất cần sự thông cảm của khách hàng.
Không nói riêng sự việc ở quán bánh căn Đà Lạt vừa qua, mà thực tế có rất nhiều sự việc được cắt ghép nhằm mục đích câu view, câu like nhưng vẫn huy động một lượng người đông đảo hùa theo chửi bới. Nếu cứ tự ý giải quyết mâu thuẫn như vậy thì chúng ta cần gì tòa án, thẩm phán để phân xử? Việc một quán ăn bị đám đông "đánh sập" vì sau khi bị "bóc phốt" trên mạng đang là một thực🥃 trạng rất nhức nhối ở Việt Nam.
Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của các vụ đánh hội đồng, tẩy chay trên mạng. Bản thân tôi, sau bài viết này, cũng hoàn toàn có thể trở thành tâm điểm bị chửi bới. Nhiều người sẽ thấy "chướng mắt", lùng sục và sẵn sàng "đánh sập" quán tôi. Nhưng tôi chấp nhận điều đó, ít nhất là để nóꩲi lên những suy nghĩ của người làm dịch vụ, vốn ít được người khác lắng nghe và đồng cảm sau những vụ việc lùm xùm, cãiඣ cọ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.