Nam du khách 65✅ tuổi đã dùng móng tay khắc chữ lên cột gỗ ở cổng đền Meiji Jingu - một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất nước. Người này bị cảnh sát Nhật Bản bắt hôm 13/11 với tình nghi phá hoại tài sản công.
Meiji Jingꦍu là đền thờ Thần đạo, nằm ở phố Shibuya, trung tâm T🅰okyo và là nơi thờ Thiên hoàng Meiji và hoàng hậu Shoken.
Giới chức thành phố cho biết đây là trường hợp mới nhất về hành vi xấu của kháܫch khi đến Nhật Bản sau đại dịch. Tháng 10, một du khách Chile phải đối mặt với phản ứng dữ d⛎ội từ người dân Nhật sau khi đăng video ghi lại cảnh cô đang hít xà tại một ngôi đền khác.
Nữ du khách Chile này là một KOL (người có tầm ảnh hưởng trên mạng) với gần 140.000 người theo dõi trên Instagram. Sau khi b🧜ị mọi người phản đối với hành động đu xà, nữ du khách đã đăng video xin lỗi và khẳng định "không có ý định thể hiện sự thiếu tôn trọng".
Nhiệt độ tại Nhật Bản đang dần lạnh, nhưng nhu cầu tham quan của khách d🎃u lịch vẫn "nóng" lên từng ngày. Lượng khách đến Nhật Bản mùa thu năm nay được đánh giá "vượt xa năm 2019". Chính phủ cũng đang hướng đến đón 60 triệu lượt khách quốc 🥀tế vào 2030, gấp đôi năm 2019.
Dù khách đến đông, người dân Nhật Bản không thấy vui vì ngày càng chứng kiến các hành vi xấu xí từ khách du lịch. Không riêng Tokyo, tại cố đô Kyoto, người dân ngày càng phàn nàn nhiều về khách du lịc🍒h thường xuyên quấy rối, làm phiền các geisha.
Một thị trấn gần núi Phú Sĩ hồi tháng 5 đã phải dựng rào chắn tại địa điểm được đánh giá là đẹp nhất để ngắm toàn cảnh ngọn nú♚i. Nguyên nhân là du khách đã không ngại lao ra đường, bất chấp nguy hiểm để tạo dáng. Hiện tại, rào chắn được gỡ vì lượng kh🐭ách có các hành động nguy hiểm đã giảm.
Nhật Bản cũng áp dụng nhiều biệ💙n pháp kiểm soát quá tải du khách. Một trong số đó là thu phí vào cửa 2.000 yen (13 USD) với khách du lịch muốn đi bộ đường dài lên núi Phú Sĩ qua một tuyến đường mòn nổi tiếngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ.
Anh Minh (Theo Reuters)