Một buổi sáng tháng 2/2020, vài ngư dân ra chiếc chòi ven biển lấy ngư cụ đi đánh bắt giật mình thấy một ông T𝔉ây già yếu nằm sõng soài trên sàn. Cơ thể ông gầy gò, da lột từng mảng, bị thương nặng. Bất đồng ngôn ngữ, họ đành đứng đợi ông Đô, chủ chòi, ra giải quyết.
Ông Đô biết tiếng Anh, trước đây từng chạ🍌y xe ôm và hướng dẫn du lịch cho khách Tây. Ông đứng ra "chịu trách nhiệm" cho vị khách lạ mặt nằm trong căn chòi của mình, ཧbà Chín, vợ ông, cũng đồng ý.
"Nhìn ông Tây thấy tội nghiệp, hỏ♓i ra mới 65 tuổi mà đã rụng hết răng, cơ thể đầy vết thương, và c💃ứ đòi ở lại, nên vợ chồng tôi đành cưu mang", ông Đô nhớ lại.
Từ ngày có khách Tây đến tá túc, ông Đô gia cố lại căn chòi cho chắc, lợp tôn và che bạt xung quanh. Tất cả đồ chài lưới để hết ngoài trời, dành chỗ cho "vị khách kh🐻ông mời".
Ông "Tây" giới thiệu tên mình là Andrey Anatolevich, sinh năm 195𝕴5, quốc tịch Nga. Ông bảo mìn🥃h là nhà địa chất học, đến Việt Nam từ năm 2012. Ông không làm việc kiếm tiền tại Việt Nam, mà chu du khắp nơi.
Andrey từng sống ở Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Bảo Lộc, TP HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết. Trong một lần lái xe máy khám phá Mũi Né, ông gặp tai nạn vỡ xương chậu, phải cấp cứu và điều trị dài ngày trong bệnh viện. Số tiền dành dụm của ông cạn dần. Đó là một trong những lý do chính khiến ông lang thang, rồi tìm đến tá túc trong căn chòi trơ trọi sát biển,꧑ thay vì lưu trú ở nhà trọ bình dân như trước.
Căn chòi nằm dưới các tán dừa cao, hướng ra biển, cạnh những ghe thuyề🍌n neo đậu vốn là nơi vợ chồng ông Võ Thành Đô (61 tuổi) và bà Từ Thị Kim Hoa (thường gọi là bà Chín, 60 tuổi), dựng lên để làm nơi chứa đồ chài lưới, điểm nghỉ chân của ngư dân trong làng.
Những ngày đầu tháng 9 này, vùng biển nơi đây thời tiết nắng ráo, gió mát. Ông Tây thức dậy từ sáng sớm, ngồi trên chiếc giường dài khoảng 2 m, rộng 60 cm, quờ🌼 quạng chân tay tránh đụng vào đồ đạc xung quanh rồi mò mẫm đi ra bãi cát. Những ngày mưa gió, ông chỉ có thể nằm im, để mưa lạnh hắt vào người qua những lỗ hổng của căn chòi èo uột.
Tiền hưu trí của ông Andrey mỗi tháng khoảng 5 - 6 triệu đồng, do bạn người Slovakia sống gần đó đi nhận hộ. Andrey trích 1,5 -𝓀 2 triệu đồng gửi vợ chồng ông Đô để nhờ mua thức ăn, còn lạiꦦ chi tiền thuốc và đồ sinh hoạt khác.
"Ông Tây gọi tôi là mama, vì hàng ngày tôi mang đồ ăn, dọn dẹp chòi, giặt đồ cho ông ấy. Andrey nói với nhiều người rằng vợ chồng tôi chính là gia đình của ông🍸", bà Chínౠ nói.
Từ khi hoàn cảnh của Andrey được chia sẻ trên mạng xã hội, một số hội nhóm và cá nhân đã đến giúp đỡ. Họ quyên tặng mì gói, thực phẩm đóng hộp, thuốc chống muỗi, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, bông băng y tế, đèn pin sạc, thẻ ಌđiện thoại, kính lão, giấy bút..ꦗ.
Nhiều chủ resort, khách sạn, nhà trọ đề nghị cung cấp chỗ ở và chăm sóc miễn phí, nhưng A♊ndrey một mực từ chối. "Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại ở căn chòi này. Tôi không muốn về nước vì không còn thân nhân, cũng không thích cảm giác bị nhốt trong bốn bức tường khi sức yếu phải nằm nhiều, vả lại tôi rất thoải mái với không khí biển thế này", ông giãi bày.
Khi được hỏi về dự định tương lai, Andrey im lặng. Hiện thị thực của ông hết hạn vài﷽ tháng, hộ chiếu còn một năm nữa sẽ không còn hiệu lực. "Tôi muốn ở lại Việt Nam", ông thốt lên với vẻ mặt đăm chiêu.
Không ai xua đuổi vị khách Tây, thậm chí thỉnh thoảng có người giúp đỡ. Tuy nhiên, nhiều người địa phương lo lắng sẽ có chuyện không hay nếu vợ chồng ông Đô tiếp tục cưu mang vị khách Tây già yếu ở đây. Ông ấy có thể gặp tai nạn, trở bệnh hoặc ra đ🌳i bất cứ lúc nào, khi đó sẽ thành gánh nặng cho gia đình ông Đô.
Người dân đã thông báo cho chính quyền địa phương. Công an khu vực đã tiếp cận♓ ông Andrey vài lần. "Chún🌠g tôi rất mong chính quyền địa phương, đại sứ quán sớm có hướng giải quyết tốt nhất cho ông ấy", ông Võ Thành Đô bày tỏ.
Xem thêm: