Số liệ𒀰u của Tổng cục Thống kê công bố sáng 2🌌9/4 cho thấy Hàn Quốc vẫn là thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm, tiếp theo là Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên tháng 4 chứng kiến sự "trỗi dậy" mạnh mẽ từ t♉ệp khách Trung. Lượng khách giữa hai thị trường này rút ngắn chênh lệch xuống còn 10.000 lượt, 368.000 lượt khách Hàn và 358🥀.000 lượt khách Trung. Trong khi đó vào các tháng trước, lượng khách Hàn thường nhiều hơn khách Trung từ 1,4 đến 2 lần.
Do kinh tế ảm đạm sau dịch nên nhiều khách Trung Quốc chọn đi du lịch nội địa và các quốc gia gần. Lợi thế của Việt Nam với thị trường này là chung♓ biên giới đường bộ và văn hóa 𒁃tương đồng.
Trước đó, CTrip, công ty du lịch trực tuyến nổi tiế🃏ng tại Trung Quốc, cũng đưa ra nhận định dịp 1/5 lượng khách ꦏTrung Quốc có nhu cầu đến Đông Nam Á nhiều nhất do đi lại gần, giá cả phải chăng, phù hợp với ngân sách chi tiêu tiết kiệm hiện nay của người Trung Quốc.
Các thị trường còn lại nằm trong top gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam tháng 4 gồm Đài Loan, Mỹ, Au🍌stralia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Ma⭕laysia, Nhật Bản.
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam cao hơn so với cùng kỳ năm trước, chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình du lịch kích cầu hấp dẫn tiếp tục phát huy hiệu qu🌼ả thu hút khách. Trong tháng 4, Việt Nam đón 1,55 triệu lượt, giảm nhẹ so với 1,59 triệu lượt củ🌳a tháng 3 nhưng tăng 58,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 3,9% so với cùng kỳ 2019 - năm chưa xảy ra đại dịch. Nếu ⛄8 tháng sau Việt Nam tiếp tục giữ🐬 vững "phong độ" đón khách như 4 tháng đầu năm, ngành du lịch sẽ vượt mục tiêu đề ra là đón 18 triệu lượt khách, phục hồi 100% như trước dịch.
Phương Anh