Vườn cây xạ đen hai ha, nhà ở kiêm cơ sở sản xuất trà của vợ chồng anh Khánh nằm sâu trong con😼 đường nhỏ ở ấp Mũi Tràm C, cách trung tâm xã Khꦇánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, hơn 4 km. Đơn hàng nhiều, những tháng cuối năm vợ chồng anh tất bật thu gom giàn xạ đen đang phơi để tiếp tục các công đoạn sản xuất trà túi lọc.
Năm 2009, tốt nghiệp Đại học quốc gia TP HCM, anh Khánh đượꦡc tuyển dụng làm giáo viên dạy tin học tại Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc. Gia đình có ba ha đất trồng lúa nên ngoài giờ đi dạy, anh dành thời gian sản xuất kiếm thêm. "Đất ở đây nhiễm phèn nặng, mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa. Tôi có chuyển sang trồng chuối, cây đinh lăng lấy củ đều không hiệu quả", anh Khánh nói.
Cơ duyên anh gắn kết cây xạ đen rất tình cờ. Năm 2015, người cha bị bệnh gan, được người quen ở Hòa Bình gửi ph🎐ương thuốc xạ đen phơi khô để nấu uống. Nhờ đó, sức khỏe của cha anh dần ổn định. Từ đây thầy giáo 36 tuổi ấp ủ trồng cây thuốc quý này vừa giúp cha điều trị vừa kiếm thêm thu nhập.
Năm 2016, anh tìm mua giống 1.000 xạ đen từ tỉnh Hòa Bình th💝uộc vùng Tây Bắc về trồng thử nghiệm. Sau đó, anh mua thêm 10.000 cây giống về trồng trên hai ha đất của gia đình. Tuy nhiên, điều kiện thổ nhưỡng địa phương không phù hợp, ban đầu cây xạ đen anh trồng phát triển không tốt, thậm chí chết rất nhiều.
"Mỗi cây giống xạ đen được mua với giá 50.000 đồng, tꦯrong 11.000 cây tôi mua về trồng, bị chết gần 6.000 cây", anh Khánh nói và cho biết mất hơn một năm nghiên cứu mới tìm ra cách cách thuần dưỡng loại cây này tại vùng đất phèn nặng cực nam tổ quốc. Thấy vườn cây xạ đen của anh xanh tốt, nhiều người địa phương đến mua lá với giá 100.000 đồng mỗi kg về nấu uống như một phương thuốc k🎐háng bệnh.
Cách đây 3 năm, anh Khánh mày mò sản xuất trà xạ đen túi lọc. Ban đầu, sản phẩm làm ra, anh giới thiệu ở địa phương và một số người quen. Sau khi nhiều người tin dùng, hai vợ chồng đẩy mạnh sản xuất vẫn không kịp hàng để giao cho khách. Gia đình quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng mua máy đóng 🏅túi lọc, máy sấy để sản xuất quy mô lớn.
Để trà xạ đen đảm bảo chất lượng, anh Khánh chọn những lá, thân cây đạt chuẩn, bỏ hết phần sâu, bông và trái. Sau khi thu hoạch, nguyên liệu được thái nhỏ rồi phơi khô 4-5 ngày hoặc sấy chừng 5 tiếng, sau đó ꦯnghiền nhỏ, cho vào túi lọc. Cứ bốn kg xạ đen tươi cho ra một kg khô, làm được 200 trà túi lọc loại 5 gram.
Khi sản phẩm trà xạ đen được nhiều người biết đến, anh đăng ký ൲giấy phép kinh doanh, thiết kế logo, bao bì, mã QR... Hiện, vợ chồng thầy Khánh có khoảng 20.000 🌠cây xạ đen trong vườn nhà. Trung bình mỗi năm, anh bán 25.000 hộp trà túi lọc từ nguồn thảo dược, trừ chi phí thu lời gần 400 triệu đồng. Ngoài bán ở các tỉnh thành với 40 đại lý, sản phẩm còn được giới thiệu ở các điểm trưng bày, du lịch.
Năm 2021, trà xạ đen của anh được công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao của tỉnh. Hồi tháng 9, anh xin nghỉ dạy để tập trung cho công việc làm ăn của gia đình. Ông Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, cho biết trà túi lọc thảo dược do anh Khánh sản xuất hiện là sản phẩm triển vọng, được địa phương tích cực giới thiệu, q🍸uảng bá.
An Minh