Khàn tiếng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản. Ảnh minh họa: Linida. |
Anh Đà buộc phải 🍷cắt toàn bộ than𒅌h quản vì khối u lan đã rộng.
Giống như anh Đà, mới đầu chị Thương, 35 tuổi, ở Ninh Bình, cũng bị khàn tiếng nhưng cứ nghĩ do nói quá nhiều vì nghề nghiệp là giáo viên cấp 3, lại thường xuyên đi dạy thêm. Chỉ đến khi không thể nói đ𝐆ược nữa, khó thở, chị mới đến bệnh viện khám. Sau khi làm sinh thiết, bác sĩ cho biết đã bị ung thư thanh quản. Khối u đã phát triển quá lớn, chèn cả vào đường thở, phải cắt to🐠àn bộ thanh quản. Việc nói nhiều càng làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Theo Tiến sĩ Lương Minh Hương, Phó trưởng khoa Nội soi, Bện🥀h viện Tai Mũi Họng Trung ương, những trường hợp như trên không phải là hiếm gặp. Rất nhiều người bị khàn tiếng nhưng chủ quan không đi khám vì nghĩ chỉ là viêm nhiễm đường họng bình thường. Nhưng thực tế, đó có thể là dấu 𓆉hiệu của nhiều bệnh.
Hiện tượng khàn tiếng gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới (chiếm h💫ơn 60%). Tuy nhiên, khàn tiếng ở nam giới thường nguy hiểm hơn vì đây là dấu hiệu ౠcủa ung thư thanh quản, đặc biệt ở nhóm người hút thuốc, uống rượu hoặc làm nghề độc hại.
"Điều đáng nói là ജgần đây, độ tuổi người bị khàn tiếng do ung thư thanh quản ngày càng trẻ hóa. Có người chỉ mới 28-30 tuổi đã mất giọng vĩnh viễn, tron🦹g khi trước rất hiếm gặp ở độ tuổi này", Tiến sĩ Hương nói.
Cũng theo bà 𝕴Hương, có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng khàn tiếng như: bị viêm họng, viêm thanh quản, bệnh do thay đổi thời tiết, thậm chí có thể do người bệnh nói quá to và nhi💛ều trong thời gian dài... Với những trường hợp này chỉ cần chữa khỏi bệnh hoặc hạn chế nói thì khàn tiếng sẽ tự hỏi.
Ngoài ra, khàn tiếng cũng là biểu hiện của các bệnh như lao thanh quản, ung thư thanh quản... Nếu đi khám và điều trị sớm, người bệnh có thể vẫn nói được. Tuy nhiên, rất nhiều b🦄ệnh nhân đến viện ꩲkhi đã quá muộn. Khối u đã lan rộng toàn bộ thanh quản, thậm chí cả vùng xung quanh. Các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản, người bệnh sẽ mất đi bộ phận phát âm và không thể nói được nữa, Tiến sĩ Hương cho biết.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh bị khàn tiếng kéo dài trong 2 tuần mà không khỏi thì cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời. Cần điều trị sớm nhữngꦯ viêm nhiễm về họng, tránh hút thuốc, uống rượu, giữ ấm vùng mũi, họng...
Dương Vũ