Các nhà nghiên cứu từ Đại học Emory, Atlanta, xét nghiệm bệnh phẩm 52 bệnh nhân Covid-19 nặng, không có tiền sử rối loạn tự miễn. Họ phát hiện cơ thể gần 50% bệnh nhân sản sinh ra các "tự kháng th🎃ể" tấn công vật chất di truyền từ tế bào người, thay vì tấn công virus. Hiện tượng này tương tự với bệnh lupus ban đỏ hay viêm khớp dạng thấp.
Nhóm nghiên cứu lo ngại phản ứng miễn dịch sai hướng c♈ó thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng Covid-19. Điều này giải thích tại sao nhiều bệnh nhân trên thế giới trải qua tình trạng mệt mỏi kéo dài sau khi khỏi Covid-19.
"Nếu tự kháng thể nCoV 🃏tồn tại lâu dài như đối với các rối loạn tự miễn khác, các vấn đề sức khỏe sau khi nhiễm bệnh có thể kéo dài suốt đời", Ann Marshak-Rothstein, chuyên giܫa bệnh lupus, nhà miễn dịch học tại Đại học Massachusetts, cảnh báo.
Song, nghiên cứu này c♓ung cấp một gợi ý quan trọng: những bệnh nhân sản sinh kháng thể tự động đáp ứng tốt hơn với thuốc điều trị. "Khi đó, tùy từng đối tượng, ta có thể kê thuốc liều mạnh hơn và chờ đợi bệnh tiến triển tốt hơn", Matthew Woodruff, nhà miễn dịch học tại Đại học Emory, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định.
Ông cho hay hiện chưa có cách chữa khỏi lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, song có những phương pháp điều trị "l💧àm giảm tần suất và mứꦐc độ nghiêm trọng của các đợt phát bệnh".
Nghiên cứu được công bố trê💮n tạp chí MedRxiv hôm 23/10, đang chờ bình duyệt.
Các nhà khoa học khác, không thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết virus có xu hướng tạo kháng thể tự động. "Tôi không ngạc nhiên🏅 nhưng cũng thấy rất thú vị khi chứng kiến hiện tượng này thực s🅺ự diễn ra", Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học tại Đại học Yale chia sẻ. "Rất có thể những bệnh nhân Covid-19 nhẹ, trung bình cũng có thể tạo phản ứng kháng thể này".
Lê Hằng (Theo New York Post)