Diện áo dài, biểu diễn bên cạnh tranh chân dung cố nhạc sĩ, danh ca hát với tiếng đàn guitar của nghệ sĩ Nguyễn Hoàng Hà: "Sống có đôi tay, đôi tay thật dài ôm quanh🐠 tình người/ Sống có đôi 🍷chân, đôi chân mệt nhoài một đời tới lui".
Khánh Ly vẫn n♛hớ như in lần cuối bà gặp nhạc sĩ hơn 20 năm trước. Năm 2000, trước khi về Mỹ, bà thăm Trịnh Công Sơn. Lần ấy, bà nhõng nhẽo: "Ai anh Sơn cũng vẽ, chỉ có em là không được bức nào". Vừa nghe, bỗng dưng ông nổi giận, la lớn: "Đứa mô cũng thế". Hóa ra, mấy người em của Trịnh Công Sơn, ai cũng đòi ông vẽ tranh cho. Bị nhạc sĩ quát, bà tủi thân vì chưa bao giờ thấy ông rầy la, trừ những lúc tập nhạc thiếu tập trung. Bà bỏ về, định đổi vé về Mỹ sớm. Hôm sau, ông gọi cho bà, nhỏ nhẹ hỏi vì sao không qua nhà chơi nữa. Chỉ chờ có thể, bà liền đến chỗ ông, cả hai trò chuyện thân tình như chưa có chuyện gì.
* Khánh Ly: 'Tấm lòng꧒ Trịnh Công Sơn là kỷ 🧜vật đời tôi'
Theo danh ca, lần giận dỗi của Trịnh Công Sơn đó là điềm báo về sự ra đi của ông. Ngẫm lại, bà tự trách không đủ sáng suốt để nhìn ra ông sắp bỏ mình đi, để làm những điꩲều nhỏ nhoi cho ông, dẫu chỉ đơn giản là mời ăn một ly chè, gọt một đĩa trái cây. Bà cũng không quên được những thói quen của Trịnh Công Sơn. Ông hay uống rượu say rồi mới đi ngủ, thường là♈ vào lúc 5h sáng. Đến khoảng 7h, Trịnh Công Sơn đã thức dậy, tắm rửa rồi ra ngoài phố ngồi. Có lần, bà thắc mắc, ông bảo: "Nếu không được nhìn thấy mọi người, anh sẽ buồn ghê lắm".
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đă💟k Lăk, mất ngày 1/4/2001. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, hồn hậu, nồng nàn, là tình yêu lớn dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình. Nhiều tên tuổi gắn liền với nhạc của ông như: Khánh Ly, 💦Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Quang Dũng... Trong đó, Khánh Ly là giọng hát biểu tượng.
Mai Nhật