Từ Mỹ trở về Việt Nam tối 12/6, Khánh Ly chỉ có vài tiếng nghỉ ngơi rồi tới thẳng chương trình giao lưu với khán giả, độc giả của cuốn Đằng sau những nụ cười tổ chức tại Hà Nội. Vẫn giữ cảm xú൲c hồi hộp trước mỗi lần xuất hiện trước công chúng, Khánh Ly bảo bà không thể ngủ được trong suốt 21 🌸giờ qua. Tuy vậy, trong không gian ấm cúng của Nhà sách Phương Nam, Khánh Ly vẫn tươi cười trò chuyện, hát, và kể những câu chuyện đời, chuyện âm nhạc với người hâm mộ.
Tại chương trình, Khánh Ly mở lời: "Mấy chục năm trước, ông Trịnh Công Sơn có ấp ủ một giấc mơ. Ông ấy muốn cùng tôi thực hiện một chuyến du ca khắp Huế - Sài Gòn - Hà Nội. Lúc đó, dù muốn mà tôi không có điều kiện để làm. Trước đây, chồng tôi cũng mong đưa tôi biểu diễn những buổi du ca như thời tôi còn là "nữ hoàng chân đất". Giờ thì cả ông Trịnh Công Sơn và chồng tôi đều vắng mặt. Tôi sẽ nối tiếp giấc mơ để không phụ lòng hai người ﷽đi xa".
Khánh Ly chọn Hà Nội như điểm mở đầu cho chuyến du ca của mình. Hà Nội với Khánh Ly không chỉ là căn nhà trên phố Hàng Bông, là hồ Hoàn Kiếm trong ký ức của cô bé Mai năm tuổi, mà đó còn là hai tiếng "quê h♔ương" thiêng liêng, bởi đó là nơi sinh ra hai người đàn ông lớn trong cuộc đời bà: người cha, và người chồng (Nguyễn Hoàng Đoan).
Chương trình trở thành buổi du ca thực sự, khi Khánh Ly ngẫu hứng hát những ca khúc mang nhiều ý nghĩa với Trịnh Công Sơn, và với bản thân bà. Không có trong kịch bản của ban tổ chức, không có sự chuẩn bị về nhạc mục, danh ca cất tiếng hát Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Để gió cuốn đi... Một người yêu nhạc Trịnh, mê tiếng hát Khánh Ly mang đàn guitar tới chương trình và đệm cho nữ ca sĩ hát mà hoàn toàn không có sự chuẩn bị trước. Từ bục sân khấu bước xuống, Khánh Ly đưa micro cho khán giả, cổ vũ khán giả hòa giọng cùng mình trong ca khúc Huế - Sài Gòn - Hà Nội.
Trong buổi giao lưu, Khánh Ly bày tỏ bà muốn đến gần hơn với khán giả. Bà nói: "Tôi có đọc đâu đó trên mạng có người nói rằng sao vé xem ca nhạc của Khánh Ly đắt quá, thà ở nhà nghe CD còn tốt hơn. Tôi không phải là người tổ chức chương trình nên không quyết định được giá vé. Tôi chẳng có gì ngoài giọng hát, bởi thế tôi luôn mong được đến giữa khán giả. Sau này, gần thôi, tôi sẽ đến hát 💃với các bạn, để quay lại thời du ca chân đất ngày xưa".
Như một lời hứa, Khánh Ly nói: "Trong tương lai, có thể từ giờ tới cuối năm, sức khỏe còn cho phép, tôi còn đến những nơi mà mọi người muốn tôi tới. Không phải chỉ hát ở những rạp hát hay những nơi sang trọng, mà tôi sẽ trở về nơi tôi bắt đầu, qua các vùng, miền đất để hát, sống lại tinh ܫthần tuổi trẻ". Trong một chia sẻ ngoài chương trình, ca sĩ Quang Thành - người đồng hành cùng Khánh Ly trong chuyến giao lưu xuyên Việt - kể, Khánh Ly nhiều lầ✱n thổ lộ muốn đến gần khán giả. Tuy nhiên, bà đã ở tuổi 70, mỗi lần về Việt Nam là một hành trình dài nên mong muốn đó không phải là chuyện muốn là làm ngay được.
Bên cạnh hát, kể câu chuyện về âm nhạc, Khánh Ly còn bày tỏ tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Bà kể câu chuyện trong lần đi lưu diễn, trên hành trình dài 1.000 km, bà đã khóc ròng khi chồng mở CD ca khúc Quê hương (thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch). Khánh Ly nói: "Tôi rất yêu bài hát này, với những ca từ 'Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi'. Nếu mình yêu thương nơi sinh ra, mình sẽ giữ mãi bản sắc của mình". Suy n💮ghĩ như vậy, tình cảm như vậy, nên dù ở nước ngoài 40 năm, Khánh Ly vẫn giữ hồn cốt của người phụ nữ Việt. Trong mọi lần xuất hiện, bà đều mặc áo dài, nếp ăn, lối sống vẫn giữ thói quen của người Việt. Bà kể trong khu vườn của bà ở Mỹ, bà trồng một cây khế, không phải để ăn, mà để gꦍiữ "chùm khế ngọt" cho mình, để hái những chùm quê hương đó mang tặng bạn bè.
Cũng bởi lòng yêu quêꦚ hương, trân trọng người nhạc sĩ đã cho bà sự nghiệp, Kh𒊎ánh Ly thực hiện những chuyến du ca "nối vòng tay lớn" của Trịnh Công Sơn năm nào. Sau Hà Nội, bà tiếp tục tới trò chuyện, hát, ký tặng sách với khán giả Huế (13/6), TP HCM (14/6) và Cần Thơ (15/6).
Video Khánh Ly hát ca khúc "Quê hương"
Lam Thu