Ngoài việc thi đấu, biểu diễn và làm giám khảo các chương trình truyề✃n hình thực tế, Khánh Thi còn mở lớp giảng dạy về khiêu vũ. Hai trung tâm dancesport của cô ở Hà Nội và TP HCM đã đào tạo nhiều người trở thành vũ công chuyên nghiệp như Phan Hiển, Mỹ An... Cô có hàng trăm học trò đủ mọi lứa tuổi. Ngoài ra, Khánh Thi còn làm huấn luyện viên thời vụ cho đội tuyển quốc gia mỗi dịp thi đấu quốc tế.
Khánh Thi chia sẻ, dạy nghệ 🍌thuật không 🥃giống như dạy văn hóa. Công việc của cô nghiêng về thực hành, thị phạm trên sàn khiêu vũ nhiều hơn. Nhưng để truyền đạt, giúp học viên cảm nhận được ý nghĩa của một động tác, một điệu nhảy, cô phải nghiên cứu, luyện tập hàng tháng trời bên cạnh việc đúc kết kinh nghiệm bao nhiêu năm thi đấu của mình.
Ngoài việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, Khánh Thi ví von, cô giống hệt như người giúp việc. Cô chuẩn bị nước, cầm khăn, la ó thay cho cổ động 💫viên trong mỗi lần đưa học trò đi thi đấ🎶u nước ngoài.
Học trò thi đấu ở đâu, 🌱cô phải lo lắng và quan tâm tới đó, từ chuyện sức khỏe, tinh thần cho tới cả việc đi chợ nấu ăn. Nhưng cô không ngại, bởi chỉ cần học trò thành công là đủ. "Tôi từng khóc cùng các em khi học trò chịu thiệt thòi. Chúng tôi từng thức thâu đêm để khâu áo, đính đá để các em có quần áo đẹp lên sàn diễn", cô nói.
Đổ mồ hôi, công sức và dành nhiều tâm huyết cho nghề giảng dạy nên Khánh Thi rất đau lòng khi một số học trò phản ngược lại cô.
Theo Khánh Thi, giảng dạy dancesport là nghề có thể đào tạo nên những ngôi sao. Nhưng cũng vì vậy mà học trò của cô dễ bị ảo tưởng, bị tác động bởi ánh hào quang, danh tiếng và cả những phù phiếm của showbiz. Không ít người mơ mộng, nhìn cuộc sống màu mè và đơn giản quá. Thậm chí, có cả những học trò không ngại đánh đổi bằng các chiêu trò trơ trẽn để tiến thân. "Nghề của tôi không chỉ dạy kỹ thuật, không chỉ dạy chiêu, mà còn dạy cả kinh n♛ghiệm cuộc sống và cách đối nhân xử thế. Tiếc là vế thứ hai này, có những học trò chẳng mấy thiết tha".
Bấy lâu nay, Khánh Thi luôn giữ những nỗi buồn trong lòng khi học trò "phản lại" thầy trong những lần lên báo. Lúc vinh quang, học trò của cô thường quên công ơn của thầy khi được hỏi về quá trình thành công. Thậm chí, nhiều người lợi dụng tên tuổi Khánh Thi để được biết đến. "Trò phản thầy không đau bằng thầy mất trò. Đối với tôi, có những học trò tôi coi như đã mất, ngay sau khi họ chọn con đường tắt để đi. Làm nghề giáo đã khó, làm giáo viên trong một môi trường nghệ thuật, đầy rẫy cạm bẫy của sự nổi tiếng, danh vọng, huy chương lại càng khó hơn nhiều. Tình🐼 nghĩa thầy trò cũng mong manh hơn nhiều lắm. Tôi từng bật khóc chẳng ít lần", Khánh Thi chia sẻ.
Kiện tướng dancesport cho biết, cô từng nhiều lần chịu uất ức vì học trò thi đấu không có giải, bị chèn ép. Khánh Thi cũng gặp phải những phụ huynh không hiểu, không thông cảm, thậm chí còn nghi ngờ, trách móc chuyện cô thiên ▨vị hay giấu nghề. Cô từng nuốt nước mắt vào trong, cố tỏ ra mạnh mẽ để gánh lấy những ܫlời xỉa xói đến từ phụ huynh, khi họ chỉ thẳng tay vào mặt cô và hét lên rằng: "Cô là loại ác nhân, thất đức, không phải là con người".
"Những lời lඣẽ ấy đối với tôi còn nặng nề hơn cả một vết đâm. Vết thương ngoài da còn có thể lành, còn những thương tổn trong tâm hồn, ܫsự tự trọng thì chẳng bao giờ hồi phục được", nữ hoàng dancesport bộc bạch.
Dẫu có những chuyện đau lòng, Khánh Thi cho biết, cô vẫn rất yêu nghề. Bỏ qua những cạnh tranh, những sân si, học trò của cô vẫn đang ngày một trưởng thành và lớn mạnh. Với cô đó mới chính là vinh quang thực sự của nghề giáo viên, chứ không phải da🃏nh vọng, danh hiệu hay bất cứ điều gì khác.
"Dịp này các giáo viên văn hóa sẽ được rất nhiều học sinh nhớ tới, rất nhiều học sinh đến thăm hỏi, tặng hoa. Còn giáo viên nghệ thuật thì không được như ඣvậy", Khánh Thi🃏 trải lòng.
Tâm Giao