Vợ chồng chị Thu kết hôn đã 5 năm mà chưa có con. Lý do hiếm muộn là chồng chị bị teo tinh hoàn, không có tinh trùng. Sau nhiều năm chạy chữa, nhiều lần định bỏ cuộc, cuối cùng vợ chồng chị quyết định xin tinh trùng để ꦚthụ tinh trong ống nghiệm. Việc tưởng như chẳng có gì khó này lại khiến anh chị bao ngày mất ngủ. "Riêng﷽ chuyện mở miệng hỏi xin đã quá khó. Anh xã vì tự ti xấu hổ nên không muốn nhắc đến, còn mình thì càng ngại lại sợ bị hiểu nhầm", chị Thu chia sẻ. Chị bảo rằng tâm lý rất e ngại song nay chị đã 32 tuổi rồi, không đợi lâu được nữa, đành "dày mặt" nhờ vả vài người nhưng ai cũng từ chối.
Đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai, chị thổ lộ khó khăn này với một bệnh nhân, được mách cách "ra cổng viện nhờ xe ôm, người bán nước rồi trả cho họ vài triệu". Túng thế, người phụ nữ làm theo, đồng ý trả cho người chạy xe ôm 10 triệu đồng. "Ông xe ôm tầm 40 tuổi đồng ý theo mình vào bệnh viện lấy mẫu tinh trùng, vào tới khoa hỗ trợ sinh sản bác sĩ bảo đi xét nghiệm máu, xét nghiệm tinh trùng, anh ta chẳng nói chẳng rằng đi thẳng luôn", chị Thu kể. Hiện chị vẫn loay hoay không biết phải tìm đâu ra người hiến tinh ဣtrùng giúp mình.
Bác sĩ Phạm Bá Nha, Trưởng khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, đơn vị hỗ trợ sinh sản của bệnh viện đã đi vào hoạt động được hơn một năm nhưng đến nay chưa có ai hiến tinh trùng nào. Vì thiếu nguồn tinh trùng dự trữ, cơ sở y tế này yêu cầu các cặp vợ chồng muốn xin mẫu tinh trùng để hỗ trợ sinh sản phải man🎉g mẫu tinh trùng đủ tiêu chuẩn tới đổi. Bác sĩ đã chứng kiến các đôi hiếm muộn phải vô cùng khó khăn khi xin tinh trùng mà không cách gì giúp được.
“Người ta hay nghĩ xin trứng mới khó chứ tinh trùng quá dễ nên chắc chẳng khó gì xin được một mẫu, nhưng thực tế lại khác. Nhiều người e🃏 ngại hiến tinh trùng vì sợ người khác hiểu nhầm cho là có quan hệ riêng, lo các vấn đề hệ lụy về sau như mối quan hệ giữa người cho và người nhậﷺn, số phận đứa con sinh học của mình…", bác sĩ Nha chia sẻ. Cũng vì thế, hành trình tìm người hiến tinh trùng thực sự rất gian nan, mòn mỏi với các cặp vô sinh.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Phòng khám Nam khoa - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho b💦iết, đơn vị này cũng luôn trong tình trạng thiếu mẫu tinh trùng dự trữ để sử dụng cho bệnh nhân. Bản thân người bệnh cũng vô cùng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tinh trùng hiến. Bác sĩ còn nhớ rõ một trường hợp điều trị gần đây.
Sau vài tháng cạy cục nhờ vả bạn bè, cuối cùng vợ🍷 chồng chị Trâm (Bắc Ninh) được em trai chồng đang là sinh viên, đồng ý cho tinh trùng. Vui mừng khôn tả, vợ chồng chị Trâm bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho quá trình nhờ bệnh viện thụ tinh nhân tạo. Đến ngày chọc trứng thì cậu em thay đổi quyết định với lý do sợ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khi chị dâu lại sinh con từ tinh trùng của em chồng. Chị Trâm nói với em chồng rằng mẫu này chỉ dùng đổi cho💝 bệnh viện và thuyết phục em tới gặp bác sĩ giải thích. Nhưng ngay cả khi đã nghe bác sĩ phân tích rằng mẫu tinh trùng của mình sẽ được bệnh viện sử dụng cho trường hợp hiếm muộn khác, còn vợ chồng người anh sẽ dùng một mẫu tinh trùng có sẵn trong ngân hàng, thì người em vẫn nhất quyết không cho. Chàng trai trẻ băn khoăn: "Lỡ con sinh ra từ tinh trùng của em, tức là con em, đẻ vào nhà nào không tốt, chẳng được nuôi dạy tử tế thì sao".
"Cu🍨ối cùng, chu trình trứng của người vợ phải hoãn lại vì vợ chồng họ không thể tìm được người đồng ý cho tinh trùng. Trong khi đó tuổi người vợ thì ngày càng cao, chất lượng trứng cũng ngày càng suy giảm nên mỗi ngày chờ đợi là mỗi ngày cơ hội của họ càng ít đi”, bác sĩ chia sẻ.
Theo tiến sĩ Hồ Sỹ Hùng, Ph𓆏ó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia (Bệnh viện phụ sản Trung ương) tình trạng thiếu tinh trùng hầu như tồn tại ở tất cả các ngân hàng “con giống”. Ông cho biết, khoảng 1-2% nam giới không có tinh trùng và trong số đó chỉ có một tỷ l▨ệ nhỏ là điều trị được để có con của chính mình. Số còn lại muốn có con phải xin tinh trùng của người khác. Thực tế, trong 100 nam giới chưa chắc có một người nào chấp nhận hiến tinh trùng cho người khác. Như vậy, rõ ràng cung vượt cầu rất xa. Trong khi đó, có tinh trùng rồi lọc rửa, bơm cho người phụ nữ, thì tỷ lệ thụ tinh thành công cũng chỉ đạt 20-30%. Có người có khi phải thực hiện thủ thuật vài lần và cần nhiều mẫu tinh trùng.
🔥Theo bác sĩ Hùng, sự khan hiếm mẫu tinh trùng như vậy có thể gây ra những hệ lụy đáng ngại như tình trạng mua - bán, tìm nguồn tinh trùng không đảm bảo chất lượng… hay cặp vợ chồng mất đi cơ hội có con.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyến, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho biết, nhu cầu hỗ trợ từ ngân hàng tinh trùng hiện nay rất lớn. Lẽ ra gọi là ngân hàng thì khi bệnh nhân có nhu cầu ngân hàng phải cung cấp. Tuy nhiên người hiến tinh trùng nhân đạo rất hiếm, chỉ đếm được trên đầu ngón tay nên số lượng tinh trùng trong ngân hàng rất giới hạn. Bệnh viện phải tiến hành bằng cách mỗi cặp vợ chồng có nhu cầu xin tinh trùng từ ngân hàng phải vận động một người đến cho tinh trùng thế vào mẫu đã được lấy đi🍒. Điều này nhằm đảm bảo người c🎃ho và người nhận không biết nhau theo quy định của việc sinh con bằng phương pháp khoa học.
Theo𝓀 bác sĩ Diễm Tuyết, ngoài việc giúp bệnh nhân không có tinh trùng có cơ hội có con, ngân hàng tinh trùng còn thực hiện công việc lưu trữ tinh trùng. Những trường hợp như🌼 người chồng đi làm xa ít khi về nhà, xác suất có con tự nhiên thấp thì chồng đến gửi tinh trùng rồi sau đó vợ ở nhà sẽ thực hiện hỗ trợ sinh sản để mang thai. Ngoài ra còn nhiều trường hợp trữ tinh trùng để dự trữ khả năng sinh sản như bệnh nhân ung thư gửi mẫu tinh trùng trước khi xạ trị, hóa trị...
“Rào cản của việc hiến tinh trùng nhân đạo hiện nay là những quan niệm xã hội, vấn đề không biết nhân thân dẫn đến lo lắng con cái sau này có nguy cơ quan hệ cùng huyết thống, lo ngại con cái tương lai không được nuôi dạy đàng hoàng, p🅘hải chịu khổ”, bác sĩ Tuyết chia sẻ. Tuy nhiên, theo quy định, mỗi người chỉ được cho và nhận tinh trùng một lần nên tần suất quan hệ cùng huyết thống trong ♐dân số là cực kỳ hiếm.
Minh Thùy - Lê Phương