Lúc xưa, con chữ rất quan trọng, được đi học là một điều gì đó rất ý nghĩa bởi không phải ai cũng có điều kiện để được đến lớp.൲ Một gia đình có ba, bốn người con nhưng có khi chỉ đủ kinh tế để cho một đứa đi học. Còn những đứa còn lại sẽ phải vào đời sớm, kiếm tiền để phụ giúp gia đình, lo cho người con được đi học, giống như mang trên mình một sứ mệnh thoát nghèo. Cho nên, thầ🙈y cô lúc đó cũng được tôn trọng nhiều hơn, đúng nghĩa với câu "Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy".
Bây giờ, việc học quá dễ d♓àng, không còn cảnh một gia đình đông con mà người này phải đi làm để người kia đi học. Thế nên, tôi có cảm giác xã hội dần có cái nhìn khác với người làm nghề giáo. Đọc nhiều bình luận trong các bài viết về giáo viên, tôi thấy nhiều người xem nghề dạy học bây giờ như làm kinh doanh, đơn giản như bán một sản phẩm hàng hóa bình thường.
Cũng xuất phát từ suy nghĩ ấy mꦐà việc thầy cô trao cho học trò con chữ ngày nay không còn được thiêng liêng, cao quý như trước nữa, mà theo k𒐪iểu thuận mua - vừa bán nhiều hơn.
Không thể phủ nhận ngành giáo dục vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhiêu khê, bất cập, tiêu cực liên quan đến các thầy, cô giáo. Những vụ việc về đạo đức nhà giáo gần đây cũng nổi lên, làm mọi người có cái nhìn tiêu cực với ngành giáo dục nói chung và những người đứng trên bục giảng nói riêng. Thế nhưng, tôi vẫn hy vọ⛎ng xã hội sẽ có một cái nhìn tích cực và thiện cảm hơn với nghề giáo. Không thể chỉ vì một vài cá nhân mà quy chụp và có cái nhìn sai lệch, xem nghề giáo như những công việc bình thường khác.
>> Phụ huynh tìm đến vì tôi dạy thêm chỉ 10 học sinh
Tất nhiên, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Tôi thấy rất nhiều người lấy mức lương và thời gian làm việc của các nghề nghiệp khác trong ♍xã hội ra để so sánh với công việc dạy học của giáo viên, rồi khẳng định rằng nghề giáo còn "việc nhẹ, lương cao" hơn công nhân, bác sĩ, người lao động... Nhưng tôi không đồng tình với quan🌞 điểm này.
Tôi nghĩ rằng, mọi nghề nghiệp, mọi công việc, đều phải bắt ꦺđầu từ việc học và được dạy học. Đó là bước đầu tiên, bước căn bản để bạn có thể trở thành một ai đó (một bác sĩ, một công nhân, một kỹ sư, một doanh nhân...). Ai cũng phải trải qua những bước đầu tiên (học hành) trong cuộc đời - được tiếp nhận hệ thống giáo dục của nước nhà. Nếu chỉ vì một vài vấ𝐆n đề cuộc sống dẫn đến không một ai muốn làm giáo viên, làm người thầy cô, người truyền lửa, thì lúc đó sẽ là một bước lùi của không chỉ riêng quốc gia mà còn là của cả nhân loại.
Nói tới đây, có thể nhiều bạn sẽ phản bác lại tôi rằng "không có người này thì sẽ có người khác thay thế, ai không chịu được thì nghỉ đi để người khác làm thay". Suy nghĩ này cũng là một ảnh hưởng tiêu cực của Internet. Con người ta ngày nay quá dễ dàng nói ra mà không cần suy nghĩ thấu đáo. Vì nhiều𝔍 khi chẳng ai biết mình là ai nên họ cứ thích nói gì thì nói.
Các bạn không hiểu một điều rằng, khi một ngành nghề không còn được nhiều sự coi trọng của xã hội thì những 💝thế hệ sau sẽ có cái nhìn không đúng mực về chính ngành nghề đó. Vậy, thử hỏi thế hệ sau lấy gì làm động lực để tiếp ♈tục theo đuổi công việc dạy học nữa? Khi đó lấy ai làm giáo viên?
- Giáo viên trường công bất lực vì kinh phí thua trường tư
- Tiếng oan giáo viên 'việc nhẹ, lương cao'
- Tôi chạnh lòng vì làm giáo viên 21 năm lương không bằng công nhân trẻ
- Tôi dạy học 20 năm lương 14 triệu đồng
- Giáo viên 'chạy sô'
- 'Miễn học phí cho con giáo viên'