Vợ chồng cãi nhau không đáng sợ mà đáng sợ là vợ chồng không biết cãi nhau. Đấu khẩu trong hôꦉn nhân cũng có những mặt tích cực. Nếu biết cách, tranh cãi chính là nhân tố giúp gia đình hạnh ph💯úc.
Mặt tích cực khi vợ chồng cãi nhau:
- Xả stress: Cảm giác căng thẳng sẽ nhẹ bớt đi sau một cuộc tranh cãi. Điều này nghe có vẻ hơi nghịch lý nhưng rõ ràng bạn càng nhịn hoặc chôn chặt ấm ức trong lòng thì càng stress. Một khi đã “tháo ngòi” - nói ra hết những gì đang làm bạn khó chịu thì hẳn là sẽ như trút được gánh nặng.
- Hiểu bạn đời hơn: Biết giao tiếp và thỏa hiệp là nền tảng hạnh phúc cho hôn nhân. Có những “cuộc chiến”, bạn phải nghĩ cách để diễn đạt làm sao cho người bạn đời hiểu. Cãi cọ liên miên là không nên nhưng thỉnh thoảng tranh luận cũng là cách hữu ích để rèn kỹ năng giao tiếp, giúp bạn tìm ra những cách nói sao cho phù hợp để người bạn đời hiểu.
- Giúp vợ chồng nhìn nhận lại bản thân: Tranh cãi đôi khi là cách tốt nhất để hai bạn nhìn nhận lại bản thân, cũng như đối phương và cùng khắc phục, thay vì âm thầm chịu đựng hay bỏ qua. Một cuộc cãi cọ có thể giúp hai bạn cùng thảo luận về những chuyện đang bức xúc nhưng bình thường chẳng ai đả động tới; dù đó là nỗi thất vọng vì bạn đời không bao giờ làm việc nhà hoặc chồng luôn cắm cúi bên máy vi tính sau bữa ăn tối. Những phiền toái nhỏ sẽ🌄 tích thành nỗi bực dọc lớn, nếu bạn không tranh luận gay gắt để buộc chồng phải thay đổi.
Để tranh cãi trở thành nhân🔯 tố giúp hôn nhân bền vững:
- Một cuộc chiến thực sự là một cuộc dạo chơi có ích của hai vợ chồng. Bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn, thậm chí ức chế nếu coi cuộc tranh luận của mình là cuộc khẩu chiến. Khi cả vợ chồng coi đó là một trò chơi, sự mâu thuẫn cũng là một hình thức chơi mà cả hai cùng tham gia vào thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Bạn và đối tác sẽ cảm thấy đó là một niềm vui và nó dạy cho bạn thêm những ý tưởng mới. Một cuộc tranh luận thậm chí có thể là một khúc dạo đầu cho “chuyện ấy” diễn ra ngay sau đó.
- Nghệ thuật tranh cãi chính là biết dừng đúng lúc, nói những lời nên nói, trút bỏ những tình cảm cần cho qua mà không làm tổn thương đến "nửa kia" hay làm mọi chuyện trở nên ầm ĩ.
- Người ta hay có xu hướng không chịu nhận trách nhiệm và bỏ đi giận dữ khi đã tranh cãi xong. Bạn nên làm điều ngược lại, khi đã đi đến thỏa thuận, hãy nói lời xin lỗi với người bạn đời. Bạn chẳng mất gì cả. Hai từ này có ý nghĩa rất lớn đối với người đàn ông và giúp cho mối quan hệ của hai bạn đỡ căng thẳng hơn.
- Thông thường, bạn sẽ tranh luận mà không nghĩ đến muốn giành được cái gì. Điều này khiến bạn cứ đi lòng vòng mà không biết khi nào dừng lại. Do đó, nếu bạn là người "khơi mào", hãy nghĩ đến mục tiêu trước khi gợi chuyện. Hãy nghĩ đến kết quả, điều gì làm cho bạn thấy hài lòng. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị kéo vào cuộc tranh luận "không lối thoát", luôn có đích để nhắm tới. Bạn sẽ có thể đạt được thỏa hiệp mà cả hai cùng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
- Hãy nói càng nhiều càng tốt nhưng giữ cho lập luận của bạn ngắn gọn và ngọt ngào. Đừng đào sâu vào các vấn đề đã cũ để đòi sự “bồi thường” của người bạn đời. Cách làm đó chỉ làm cho sự đối đầu giữa h♋ai người tăng lên và mâu thuẫn trong qu💜á khứ lại bị khơi mào dậy. Thay vào đó, hãy chốt mọi vấn đề trong một câu ngắn gọn.
Theo Webphunu