Đầu thập niên 1960, lo ngại trước viễn cảnh tàu vũ trụ Mỹ tiếp cận, do thám và thậm chí phá hủy các vệ tinh quân sự của mình, Liên Xô đã phát triển pháo không gian R-23M Kartech, một trong những vũ khí bí mật nhất Chiến tranh Lạnh, theo Popular Mechanic.
Dự án trạm vũ trụ đầuꦉ tiên của Liên Xô mang mật danh Almaz (𓆉Kim cương) là ứng viên hàng đầu để trang bị hệ thống pháo phòng thủ này. Cùng với những thiết bị gián điệp như camera và radar, trạm Almaz dự kiến được tích hợp pháo không gian để phòng vệ.
Việc phát triển vũ khí được giao cho Cục thiết kế KB Tochmash dưới sự lãnh đạo của Aleksandr Nudelman, kỹ sư sở hữu nhiều thành tựu đột phá trong lĩnh vực vũ khí không quân kể từ Thế chiến II. Đội ngũ kỹ sư của Nudelman phát triểnও mẫu pháo bắn nhanh cỡ nòng 23 mm, được cho là có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 3 km.
Khẩu pháo có tốc độ bắn trung bình 950-5.000 phát/phút, mỗi quả đạn nổ nặng 200 gram có sơ tốc đầu nòng 690 m/s. Theo lời cựu thành viên dự án🀅 Almaz, khẩu pháo đã bắn thủng một thùng xăng kim loại từ khoảng cách g𒆙ần 2 km trong các cuộc thử nghiệm dưới mặt đất.
Dù vậy, kích cỡ nhỏ hẹp của trạm không gian khiến vũ khí này bị hạn chế. Phi hành gia có thể sử dụng kính quang 🤪học để ngắm bắn, nhưng họ phải xoay toàn bộ trạm không gian nặng 20 tấn để hướng khẩu pháo về phía mục tiêu.
Trong khi pháo R-23M được phát triển từ giữa thập niên 1970, phần còn l🎶ại của dự án Almaz bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Phi thuyền chở hàng và thiết 𝔍bị cảm biến mất nhiều thời gian chế tạo hơn dự kiến. Ý tưởng này ngày càng ít nhận được sự ủng hộ từ quân đội Liên Xô.
Việc trạm không gian Skylab của Mỹ dự kiến phóng lên vũ trụ năm 1973 khiến Liên Xô đứng trước nguy cơ thất thế trong cuộc đua đưa trạm không gian đầu tiên vào quỹ đạo. Chính phủ Liên Xô quyết định chế tạo một tiền đồn dân sự cỡ nhỏ từ các thành phần sẵn có của phi thuyền Soyuz và dự án Almaz. Trạm không gian mới có❀ tên Salyut được phóng thành công lên quỹ đạo vào năm 1971.
Sau khi giành ưu thế trong cuộc đua không gian, Điện Kremlin cho phép tiếp tục dự án Almaz nhưng dưới vỏ bọc là trạm không gian dân sự. Đến năm 1982, Liên Xô triể🎐n khai tổng cộng 7 trạm Salyut trên quỹ đạo, ba trong số đó là trạm Almaz. Dù bị tình báo phương Tây phát hiện, chương trình Almaz vẫn được giữ kín đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Chỉ sau khi Liên Xô tan rã, các nguồn tin ở Nga mới tiết lộ rằng pháo R-23M từng khai hỏa trên quỹ đạo vào ngày 24/1/1975 trên trạm không gian Salyut-3. Lo ngại việc khai ⛎hỏa pháo có thể khiến trạm không gian bị ảnh hưởng, Liên Xô dự kiến bắn thử chỉ vài giờ trước khi cho Salyut đâm xཧuống Trái Đất như dự kiến. Các phi hành gia đã rời trạm từ ngày 19/7/1974.
Để đối phó sức giậꦰt khủng khiếp từ khẩu pháo, trạm Salyut-3 đã phải kích hoạt động cơ đẩy cùng thời điểm R-23M khai hỏa. Pháo R-23M đã bắn 20 viên đạn, tất cả đều bốc cháy trong khí quyển.
Tuy nhiên, kết quả của vụ thử đến nay vẫn được giữ kín. Nhóm phát triển từng đề xuất trang bị hai tên lửa đánh chặn cho trạm Almaz thay vì pháo R-23M, tu✃y nhiên phiên bản này không bao giờ được phóng lên quỹ đạo. Pháo R-23M vẫn chỉ dừng lạ﷽i ở một dạng vũ khí thử nghiệm trước khi dự án bị Liên Xô hủy bỏ.
Duy Sơn