Mỗi ngày, một gia đình Hà Nội thải ra ít n♑hất một chiếcꦓ khẩu trang dùng một lần. Như gia đình tôi, 6 người, thải ra 2 tới 3 chiếc. Vị chi riêng nhà tôi thải ra mỗi tháng khoảng 90 chiếc khẩu trang dùng nhanh.
Tình cờ chủ nhật tuần trước, tôi đi đổ rác, gặp chị công nhân Công ty vệ siꦺnh môi trường đôi thị Hà Nội và trò chuyện.
Tôi phải cầm chổi hay lấy que khều khẩu trang từ xa, không 🥂dám đụng tay vào, biết đâu có Covid", chị lao công dọn rác khu nhà tôi ở phường Vĩnh Phúc, ♎quận Ba Đình kể.
"Dịch bệnh, các ngành khác vắng chứ rác thì ngược lại", chị bảo. Từ hồi có dịch, rác rất nhiều. Nhất là khẩu trang, rác thải nhựa dùng một lần và dụng cụ y tế. "Họ vứt bừa bãi, rất sợ lây bệnh", 🐻chị bảo.
Tôi hỏi tại sao công ty chị không trang bị đồ bảo hộ và hướng dẫn an toàn cho nhân viên thu gom rác, không yêu cầu người dân để riêng khẩu trang và dụng cụ y tế bỏ đi. Chị trả lời ngay: "Việc đó đòi hỏi phải có thùng đựng rác riêng, phân loại rác, rồi ch🉐úng tôi cũng phải có xe chở rác riêng, chi phí và tiền công phải tăng lên nữa chứ". Rác thải nhiều hơn, nhưng lương chị vẫn thế.
Tôi tính nhanh, dân số Hà Nội khoảng 9 triệu người. Loại trừ nhóm không bắt buộc đeo khẩ🍌u trang như trẻ em dưới hai tuổi, mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3 tới 4 triệu khẩu trang. Mỗi tháng, rác thải thành phố có thêm khoảng 100 triệu khẩu trang dùng một lần.
Đó là chưa kể rác thải từ lượng người ra, vào, tạm trú, công tác tại Thủ đô, cũng như chưa tính đến các loại rác thải y tế và rác thải khác phát sinh🍌 từ dịch Covid-19.
Bên cạnh việc chống dịch, thế giới đang vật lộn với vấn nạn khác được tạo ra từ cái tên Covid-19: n🔯ạn rác♚ thải y tế.
Bộ Môi trường Tr𓆏ung Quốc thống kê, thời điểm đại dịch đạt đỉnh ở Vũ Hán, lượng rác thải y tế trung bình một ngày lên đến 240 tấn, gấp ♔6 lần mức bình thường. Còn theo Ngân hàng Phát triển châu Á, thủ đô Manila của Philippines cũng tạo ra lượng rác thải y tế hàng ngày lên đến 280 tấn, cao hơn nhiều lần mức thông thường.
Tổ chức Y tế Thế giới hồi tháng 3/2020 ước tính, để phòng chống lây nhiễm Covid-19, mỗi ngày, cả thế giới cần 89 triệu khẩu trang y tế, 76 triệ🐬u găng tay, 30 triệu bộ đồ bảo hộ dành riêng cho các nhân viên y tế.
Việc nhiều quốc gia bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng khiến lượng khẩu trang được người dân sử dụng và thải ra hàng ngày ước tính đạt 129 tỷ chiếc mỗi tháng, theo báo cáo trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ môi trường ACS tháng 10/2020. Đó là chưa kể đến một loạt dụng cụ điều trị y tế, tiêm vaccine, thiết bị bảo hộ phát sinh khác như mũ có tấm kính𝔉 chắn, kính mắt bảo hộ, đồ bảo hộ khác...
Tình hình tại Việt Nam cũng tương tự. Trước dịch Covid-19, mỗi ngày cả nước có khoảng 120.000 mét khối nước thải y tế, 350 đến 400 tấn chất thải y tế - trong đó có 42 🉐tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Trong thời dị෴ch, số lượng này ước tính tăng lên gấp hai, ba lần.
Rác thải nhựa trở thành một vấn đề môi trường cấp thiết. Những vật dụng được dùng một lần để phòng chống dịch và giãn cách xã hội tăng đột biến như: khẩu trang dùng một lần, hộp đựng đồ ăn, nước uống mua để mang đi, bao bì nylon đóng gói hàng hóa mua sắm trực tuyến.
Mua bán trực tuyến và đồ ăn mang đi tăng 78% tại Mỹ, 65% tại Singapore, 50% tại Trung Quốc và 57% tại Việt Nam, theo báo cáo của Parashar và Hait, tháng 9/2020. Mặt khác, năng lực xử lý rác thải y tế và rác thải nhựa lại giảm do phải ưu tiên nguồn lực để phòng chống dịch. Tạp chí Khoa học và công nghệ môi trường ACS tháng 10/2020 ước tính lượng rác thải nhựa của năm 2020 tăng 30% so với ꦍnăm trước trên toàn cầu.
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra có ít nhất bốn tác hại chính của rác thải y tế. Một là nguy cơ phát tán dịch bệnh bởi các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong lớp sợi của khẩu trang hoặc rác thải y tế khác. Thứ hai, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường❀. Khẩu trang y tế làm bằng chất liệu vải không dệt khá bền nên khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên, được một số nước xếp vào loại rác thải y tế độc hại phải được xử lý đặc biệt. Nếu rác thải y tế không được xử lý đúng quy trình, chúng tồn tại ở môi trường, gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn đất, nước. Ba là gây mất mỹ quan, giảm chất lượng cuộc sống. Thứ tư, việc rác thải y tế tăng đột biến gây khó khăn cho khả năng xử lý chất thải đảm bảo an toàn dịch tễ và vệ sinh môi trường.
Khi khối lượng rác thải y tế vượt quá năng lực xử lý của đơn vị chuyên trách, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, hủy hoại môi trường, khả năng lợi dụng kẽ hở pháp🐼 luật để thu lợi bất chính bất chấp sức khỏe, sinh mạng của cộng đồng sẽ nảy sinh.
Tại Việt Nam, việc xử lý rác thải từ các cơ sở y tế đã có quy trình nghiêm ngặt, nhưng việc phân loại, gom và xử lý rác thải khẩu trang, đồ bảo hộ phòng dịch của người dân và các lực lượng khác như nhân viên môi trường, cán bộ quản lý khu cáchᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ ly... lại chưa có quy trình, hướng dẫn riêng và cụ thể.
Mặc dù chính phủ đã có quy định về quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch Covid-19, yêu cầu thu gom và xử lý rác thải y tế, gồm khẩu trang, cũng như văn bản yêu cầu các tỉnh, thành phố kiểm tra và xử phạt hành vi vứt khẩu trang sai nơi quy định. Nhưng chúng ta chưa có một quy trình riêng biệt để thu gom rác thải khẩu trang cùng chế tài xử lý người vi phạm. Khẩu trang vẫn đang được trộn lẫn trong các thùng rác mỗi ngày. Nguy hại hơn, một số đối tượng đã thu gom khẩu trang dùng rồi, tái chế qua loa rồi bán lại.
WHO hướng dẫn, khẩu trang, găng tay phải được xử lý nghiêm ngặt như mọi loại rác thải y tế và tuyệt đối không tái chế khẩu trang bởi rủi ro dịch tễ rất cao. Trung Quốc khuyến nghị người dân khử trùng khẩu trang đã sử dụng bằng cồn trên 70 độ hoặc xà꧃ phòng trước khi vứt bỏ hoặc tái sử dụng. Từ nay gia đình tôi sẽ bỏ khẩu trang riêng một túi rác, hy vọng sẽ có thêm nhiều người làm như vậy.
Những chiếc khẩu trang bị vứt 🏅bên đường hoàn toàn có thể là một nguồn lây nhiễm Covid-19 trong c🤪ộng đồng cho chính mỗi chúng ta. Ta đã có chiến lược chống dịch, tại sao chưa có chiến lược chống rác?
Cấn Văn Lực