Rào cản lớn nhất đối với thỏa thuận cứu trợ kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) là họ phải phân phối gói viện t🍨rợ như thế nào. Do phần lớn số tiền này được các quốc gia giàu có phía bắc đóng gꦕóp, nhiều nước trong số đó yêu cầu cần có những điều kiện ràng buộc về chi tiêu để đảm bảo thúc đẩy các cải cách về kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, mới tiếp quản vị trí chủ tịch luân phiên của EU và là đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy gói cứ👍u trợ, trước từng rất lạc quan về thỏa thuận. Nhưng giờ bà cẩn trọng hơn khi nói về triển vọng của kế hoạch༺ này.
"Thỏa thuận này là điều chúng tôi mong muốn nhưng cũng 💎cẩn phải nhìn nhận thực tế. Tôi cho rằng các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn", Thủ tướng Merkel nói.
Sau khi nhóm họp vào 17/7, các nước EU tiếp tục thảo luận vào ngày 18/7 và 🔥hiện ch🦄ưa có thông báo về thời điểm dự kiến kết thúc hội nghị này.
Đây là hội nghị trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo EU kể từ khi Covid-19 bùng phát𓄧 làm đảo lộn nhiều kế hoạch của khối. Nhiều quan chức EU hy vọng hội nghị trực tiếp lần này sẽ giúp họ sớm đạt được cam kết.
27 lãnh đạo nước thành viên và lãnh đạo của các cơ quan EU đã nhóm họp trong căn phòng lớn nhất của tòa nhà Europa, ở Brussels, Bỉ, với sức chứa 300🍬 người. Do tình hình dịch bệnh còn phức tạp, lãnh đạo các nước chỉ được phép đi cùng tối đa 5 cố vấn thân cận, thay vì đoàn tùy tùng như trước đây. Hình ảnh từ cuộc họp cho 🤪thấy các lãnh đạo ngồi giãn cách và nhiều người đã đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, đằng sau không khí nồng ấm ở hội nghị là những áp lực chính trị và khác biệt văn hóa, đe dọa cản trở tham vọng sớm đạt thỏa thuận trong nỗ lực cứu nền kinh tế do Thủ tướng Merkel và Tổng thống Ph🐽áp Emmanuel Macron dẫn đầu.
Các ranh giới quen thuộc lại xuất𝓡 hiện. Một số quốc gia Bắc Âu, trong đó có Hà Lan, muốn dùng gói cứu trợ kinh tế để đổi lấy sự tự do hóa các nền kinh tế ph ía nam và cải cách tài chính công.
Hầu hết thành viên EU ở Tây Âu muốn Hungary, Ba L𒉰an và các quốc gia Đông Âu khác tuân thủ các mục tiêu về môi trưởng, ngừng làm xói mòn luꦑật lệ và dừng tấn công vào người di cư và các nhóm thiểu số, như người Do Thái, cộng đồng LGBT nếu muốn được nhận quỹ cứu trợ của khối.
Các lãnh đạo sẽ cố gắng tìm ra tiếng nói chung về quỹ 1,8 nghìn tỷ euro (khoảng hai nghìn tỷ USD), troꦫng đó gần 1,3 nghìn tỷ USD sẽ được phân phối vào ngân sách của khối trong 7 năm tới và khoảng hơn 700 tỷ USD còn lại được chia cho quỹ phục hồi hậu Covid-19.
Các nhà kinh tế học dự đoán khu vực sẽ đố♉i mặt với suy thoái chưa từng thấy kể từ thời chiến tranh. Pháp, Italy vàTây Ban Nha, ba nền kinh tế lớn tiếp theo sau Đức, là các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức sụt giảm khoảng 10% trong năm nay.
Hy Lạp và các nền 🌠kinh tế nhỏ hơn, đang trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái gần đây của kh𓃲ối, cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện tại. Các quốc gia này không muốn nhận thêm nợ khi đang gánh trên vai nhiều khoản nợ lớn nên họ trông chờ vào sự giúp đỡ của EU.
Các quốc gia giàu như Đức sẽ được hưởng lợi nếu các quốc gia láng giềng miền nam có thể phục hồ⛦i nhanh♒ chóng và ổn định. Bởi họ dùng chung đồng euro và có chung thị trường cho các dịch vụ, hàng hóa.
Vai trò thay đổi của Đứ🐎c, từ lãnh đạo miền bắc giàu có, bảo thủ chu𝐆yển sang người đứng đầu thỏa hiệp, có thể là yếu tố then chốt cho cuộc chiến mới này của EU.
"Đức đang tạo ra một vị thế hoàn toàn khác biệt", Maria Demertzis, nhà kinh tế học và phó giám đốc Viện nghiên cứu Bruegel, trụ sở ở Brussels, nhận định. "Đức không quღên các vấn đề mang tính điều kiện hay cải cách, nhưng thời điểm này, họ đang sắp xếp lại các ưu tiên"🤪.
Điều này khiến nhiều quốc gia miền bắc, dẫn đầu là Hà Lan, yêu cầu phải xem xét kỹ lưỡng việc sử dụng số tiền cứu trợ, trong khi Italy và nhiều quốc gia khác xem yêu cầu này xâm phạm quá nhiều vào việc kinh doanh của họ. Thay vào đó, họ đề xuღất Ủy ban Châu Âu (EC) chỉ đóng vai trò "người phán xử" xem liệu các kế hoạch cứu nền kinh tế của các quốc gia có tốt hay không.
Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan, muốn qu✤ốc hội của ông phải có tiếng n🐟ói trong việc giải ngân, dù không quốc gia nào ủng hộ quan điểm này.
"Tôi ước tính cơ hội để chúng tôi đạt được thỏa thuận vào cuối tuần này chưa tới 50%", Rutte nói khi tớﷺi cuộc họp ở Brussels sáng 17/7.
Lập trường kiên định của Rutte về v✨ấn đề này khiến nhiều thành viên miền nam khó chịu và nhiều khả năng dẫn tới căng thẳng tronౠg các cuộc đàm phán.
"Công bằng mà nói điều Hà Lan muốn không sai khi họ nêu ra nhiều vấn đề về các khoản nợ lớn hay gắn cờ các quốc gia cần cải cách. Nhưng câu hỏi là liệu đây có phải cuộc thảo luận bạn muốn vào ngay lúc này", Demertzis nó🐟i.
Matina Stevis-Gridneff, bình luận viên của NYTimes, nhận định không có gì chắc chắn các lãnh đạo EU sẽ đạt được thỏa thuận. "Họ có thể sẽ tiếp tục thảo l🍃uận vào ngày 19/7 và thậm chí là nối lại đàm phán vào cuối tháng này. Nhưng nhiều ngườ🤪i đều nhất trí rằng họ nên đạt thỏa thuận trước kỳ nghỉ hè vào tháng 8", Stevis-Gridneff cho hay.
Ngoài ra, nhiều thành viên ở phía đô🐼ng châu Âu c🅠ũng phản đối gói đề xuất buộc các quốc gia phải tuân thủ các mục tiêu tham vọng về môi trường, thúc giục họ cải thiện cách thực thi luật pháp và cách đối xử với các cộng đồng thiểu số.
"Hai yêu cầu đó có thể tạo ra mối đe dọa lớn về yêu cầu pháp lý. Chúng tôi có thể không nhất tཧrí về điều này", Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho hay.
Trước thềm hội ngh🐠ị, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, đồng minh của Morawiecki, cũng cho rằng việc tài trợ không nên phụ thuộ🔯c vào các yêu cầu về pháp luật.
Gói viện trợ đang được thảo luận sẽ cho phép EU tăng thêm thực quyền để khiến cơ quan này giống như chính phủ liên bang. Nhiều thành viên h🌠oài nghi về vai trò của cơ quan này, khi cho rằng nó quá quan liêu và thiếu dân chủ.
Các đề xuất cũng cho phép ủy ban này tìm cách tự gây quỹ, như thông qua thuế về carbon, dịch vụ kỹ thuật số và các hoạt động xuyê﷽n biên giới khác. Nếu các đề xuất được thông qua, EC sẽ được quản lý cả về doanh thu và chi tiêu của EU và sẽ có quyền đánh thuế, một đặc quyền thường dành cho các chính phủ được bầu.
"Chúng tôi cần đợi xem hội nghị sẽ diễn ra nh♔ư thế nào. Nhưng nếu các quốc gia đều ủng hộ kế hoạch cứu trợ này, đây sẽ là một bước tiến đáng kinh ngạc", Demertzis nói🍸.
Thanh Tâm (Theo NYTimes)