Lần đầu tôi đi, 2007 đến 2011,💝 đúng giai đoạn sáp nhập Hà Tây, thủ đô t🌊o lên gấp gần 4 lần. Năm 2011, ấn tượng của tôi khi trở về, chỉ là thành phố đã to hơn, có rất nhiều con đường thênh thang mới mở ở khu vực vành đai. Những con đường mới hàm chứa hy vọng.
Đến mùa hè 2013, tôi lại đi, t🧸ới tận năm ngoái mới trở về. Nhưng lần trở về này, thì Hà Nội đã hoàn toàn thay đổi. Thay vì rộng ra như đáng lẽ phải thế, nó bỗng nhiên trở nên chật chội hơn rất nhiều. Giao thông, một trong những điều cốt yếu ảnh hưởng đến cuộc sống 🐷của hàng triệu thị dân, ngày càng trở nên tệ đi và trở thành một nỗi ám ảnh thường trực hàng ngày đối với tất cả.
Trong lúc tôi xa Hà Nội, nhiều “nút giao thông” đáng sợ đã được tạo ra. Ngã Tư Sở trở thành cơn ác mộng với những người muốn về nhà trong giờ cao điểm. Minh Khai thường xuyên là một cái nêm lèn kín người và xe. Lê Văn Lương, con đườ𓆉ng mới chứa đựng hy vọng của một Hà Nội mới từ 5 năܫm trước, tắc cứng ngay cả vào giờ thấp điểm. Và trong con mắt của một người xa Hà Nội lâu ngày, những nút giao thông ấy gắn liền với các cao ốc tráng lệ khai trương sau khi tôi đi ít lâu. Chỉ là vô tình?
200.000 USD để treo thưởng cho những giải pháp chống kẹt xe cho Hà Nội, trong một tầm nhìn gần hai thập niên nữa, ban đầu dường như l𓆉à một cách khôn ngoan: nó khiến người dân cảm thấy mình quan trọng, mình được lắng nghe, mình được hỏi han.
Nhưng điều đáng nói hơn cả ở đây là cái thไời điểm mà thành phố đưa ra vấn đề.
Các nhà chuyên môn “ngoài quốc do🅷anh” chỉ được cầu cứu khi chính những người có trách nhiệm đã bế tắc, chỉ được đoái hoài hỏi ý kiến khi mọi việc đã đi theo hướng vô cùng tồi tệ, chỉ được hỏi thăm khi một bầu không khí bi quan và chán nản đang bao trùm, khi nhiều người còn tin rằn🌄g, sẽ chẳng bao giờ chúng ta được đi lại như ở các nước văn minh.
Nhiều thế hệ những người có trách nhiệm đã tự “quy hoạch” t꧒hành phố trong những mớ nhì nhằng xây dựng và bằng sự dễ dãi trong cấp phép xây các nhà cao tầng, đến mức chính thủ tướng phải lên tiếng. Trong lúc đó, nhiều cơ hội để phát triển giao thông công cộng bị bỏ lỡ - như sự chậm chạp tính bằng nhiều năm của việc triển khai BRT và tàu điện trên cao. Tất cả đã biến Hà Nội thành một đô thị hỗn loạn về giao thông và bây giờ cái sự “xin sáng kiến” mới được mở rộng r💝a chút ít.
Chỉ là mở rộng chút ít, bởi vì cuộc thi dành cho các đơn vị tư vấn được... mời tham gia thi tuyển. Tức là 🌞rất hạn hẹp về thời gian cũng như là đối tượng tham gia. Nó không phải là một cuộc trưng cầu sáng kiến từ toàn dân.
Người ta không thể không nhìn ra những tấm gương lớn về đô thị hóa với nhiều triệu đến nhiều chục triệu dân tập trung trong thành phố như Mexico City, Sao Paulo hay Bangkok. Họ cũng không thể đơn giản là không thu được gì từ rất nhiều đoàn công tác ra🍸 nước ngoài học tập kinh nghiệm về quản lý đô thị của các nước tiên tiến. Những lời cảnh báo đã có từ nhiều năm trước, đã trở nên nhứ🌊c nhối và báo động hơn nữa trong thời gian sau đó, và rồi trở nên nghiêm trọng hơn vào thời điểm này.
Lần đầu tiên tôi đi, một q༒uyết định mở rộng Hà Nội được ký. Lần thứ hai tôi về, có vẻ như đã có rất nhiều “quyết định” làm chật Hà Nội được thông qua. Mà chưa rõ ai chịu trách nhiệm.
200.000 USD là một khoản tiền không hề ít đối với một nhà tư vấn đơn lẻ nào đó, nhưng lại là quá ít nếu hiểu được rằng, chúng ta đã lãng phí hàng nghìn lần như thế những ngu𓂃ồn tài chính và nhân lực trong biết bao năm qua mà không hề làm chất lượng giao thông của thành phố tốt hơn lên.
Dù thế nào, tôi vẫn tin, người dân sẽ không “dỗi”. Khi chính quyền cầu cứu, vẫn sẽ có những người tâm huyết, hiến kế cho họ nhằm cứu vãn tình hình mà không đòi hỏi gì nhiều. Chỉ cần chính quyền lắng nghe, thì không cần đến số tiền treo thưởng đọc lên nghe rất kêu kia, các nhà tư vấn vẫn sẵn sàng góp ý. Các nhà khoa học ngoài quốc doanh, những trí thức sẵn sàng cống hiến, chỉ để﷽ chất lượng sống của chính họ và người thân được cải thiện.
Và giả dụ, cái cuộc “xin sáng kiến” rất hẹp này có thất bại, thì có thể là, lúc đó chính quyền sẽ không cònﷺ cách nào kh💟ác ngoài thực sự mời toàn thể người dân tham gia vào giải quyết bài toán giao thông. Điều đáng ra đã có thể làm từ 10 hay 20 năm trước.
Trương Anh Ngọc