Theo tiến sĩ Phyllis Katz, một nhà tâm lý học phát triển đến từ Florida (Mỹ), giải pháp phụ thuộc vào "đối tượng ghen tị"của con trẻ. Nếu trẻ thèm muốn một vật cụ thể thì chúng ta có thể tìm ra cách để dạy trẻ hiể🃏u và không đòi hỏi những thứ tương tự như vậy. Tuy nhiên, với những khao khát và mong muốn có được những đặc điểm thể chất giống người khác thì khó "xử lý" hơn nhiều.
Dưới đây là những phương pháp gi🐻úp bạn đối phó với tính ghen tị của con:
Lắng nghe
Hãy để trẻ nói thoải mái về những cảm xúc của mình và chỉ đơn giản thể hiện sự cảm thông với trẻ thay vì ngay lập tức tuôn ra một loạt các lời khuyên. Bạn có thể nói: "Mẹ hiểu con thích mái tóc nhuộm đỏ của bạn con đến mức nào". Hãy chia sẻ với con về quãng thời gian khi chính bản thân bạn cũng cảm thấy ghen tị về bề ngoài hoặc về thành tựu của một ai đó để trẻ biết rằng trẻ không phải là người duy nhất có những cảm xúc như vậy. Tuy nhiên từng bước cho trẻ thấy rằng bạn đánh giá nhân cách cao hơn ngoại hình hoặc tài sản sở hữu. Ví dụ, thay vì khen ngợi đôi giày của trẻ (hay của bạn trẻ) thì hãy khen ngợi tính hài hước của chúng. Bằng cách đó, bạn sẽ nhẹ nhàng hướng trẻ tránh xa khỏi 🐼chủ nghĩa vật chất.
Giúp con biến ghen tị thành tham vọng
Nếu mục tiêu khao khát của trẻ là điểm số của bạn bè hoặc khả năng chơi thể thao thì hãy khuyến khích con "lao động" hướng đến những mục tiêu cá nhân của riêng mình. 🅰Học hành chăm chỉ hơn có thể giúp trẻ nâng ca♌o điểm số cho kỳ kiểm tra sắp tới và chính điều đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn và không còn cảm giác ghen tị với bạn bè nữa.
Đọc những câu chuyện về ghen tị
Sự ghen tị có thể gây ra oán giận và phá vỡ tình bạn. Chính vì thế, hãy giúp trẻ có một quan điểm khác về vấn đề này bằng cách đọc hoặc kể những câu chuyện liên q🍃uan đến sự ghen tị và tác hại của chúng.
Thanh Mai (theo parenting)