Sau loạt phim có hình ảnh hoặc đề tài gây bàn tán như Con ma nhà họ Vương, Vòng eo 56, Hot boy nổi loạn 2, Vũ Ngọc Đãng bất ngờ thực hiện một tác phẩm nhẹ nhàng về tình cha con. Người cộng tác lâu năm với anh - Lương Mạnh Hải - đóng chính kiêm sản xuất. Diễn viên sinh năm 1981 chia sẻ: "Sau nhiều tác phẩm khá 'nặng đô', bao gồm Hot boy nổi loạn 2 - phim Việt Nam đầu tiên dán nhãn 18+, chúng tôi quyết định làm một phim để cả gia đình có thể xem". Tác phẩm được làm khá â🦄m thầm, ghi hình chỉ trong khoảng một tháng.
Ở một vùng quê yên bình, hai cha con Quang (Lương Mạnh Hải đóng) và cu Bi (bé Duy Anh đóng) sống vui vẻ bên nhau với nghề chăn lợn, chăn vịt. Tuy nhiên, người cha mắc tật bài bạc, cá độ, hay đốt tiền vào những trò đỏ đen. Trong một lần chiếu bạc bị công an ập vào, Quang xô công an ngã gãy tay rồi lẩn trốn. Anh cùng con trai lên TP HCM. Tại thành phố, hai cha con sống kiếp lang bạt, đ🐎ói khát, có lúc lạc nhau, có lúc phải đối mặt với âm mưu của bọn giang hồ.
* "Khi con là nhà" ca ngợi tình cha bình dị
Gạt bỏ chủ đề về người mẫu, 🔥đồng tính nam, Vũ Ngọc Đãng tìm về sở trường của anh là làm phim về những người nghèo, quê mùa. Cuộc sống của hai cha con ở quê được lột tả qua những buổi chăn thả gia súc, làm việc trên đồng. Các trích đoạn bắt rắn, cho heo ăn, lùa vịt được khắc họa chi tiết và sinh động. Phim cũng có n🍸hững mẩu đối thoại khá duyên giữa hai cha con, hoặc giữa Quang và một người phụ nữ ở quê yêu thương anh (Ngọc Nga đóng).
Khi hai cha con lên thành phố,🥂 đạo diễn tiếp tục khai thác những mảnh đời khó khăn qua các nhân vật làm nghề tay chân, sống dưới gầm cầu. Tương tác không còn chỉ tập trung vào hai cha con mà xoay sang cách ứng biến của họ với các sự kiện xung quanh. Từ cách Quang và con trai tìm cách mưu sinh, câu chuyện phả🌠n ánh góc khuất của cuộc sống đô thị, nhưng vẫn giữ tông nhẹ nhàng chứ không ngả sang màu sắc u ám.
Cái ác vẫn xuất hiện qua nhân vật lưu manh (La Quốc Hùng đóng),ꦺ nhưng chỉ ở mức độ vừa phải, không thúc đẩy câu chuyện thành mô-típ thiện ác đối đầu. Kịch bản phim vừa vặn và chắc tay, có cái kết hợp lý phản ánh thông điệp về tình phụ tử, không quá câu kéo nước mắt mà cũng không quá thi vị hóa câu chuyện chạy trốn của nhân vật chính.
Về hình ảnh, Khi con là nhà phát huy♔ thẩm mỹ của Vũ Ngọc Đãng, nhất là các trích đoạn ở quê. Đạo diễn nhiều lần tìm được góc quay đẹp, đôi khi khéo tính toán để dùng đàn vịt di chuyể🐼n trên dòng nước uốn lượn như yếu tố nổi bật trong dựng cảnh. Ở thành phố, các đúp quay đêm vẫn giữ được độ rõ nét và màu sắc, dù đoàn phim không dùng ánh sáng nhân tạo.
Trong vai chính, Lương Mạnh Hải nhuộm răng, để tóc bù xù, ăn mặc xuề xòa, dáng đi xiêu vẹo, khác hẳn hình ảnh thư sinh của anh ngoài đời. Nam diễn🎃 viên cũng nỗ lực diễn các cảnh "hành xác" như dầm nước dưới cống hay ăn cả gián. Ngoài sự nghèo khổ, nhân vật này được viết với một chút dí dỏm, phù hợp vớ🍃i lối diễn của Lương Mạnh Hải. Còn bé Duy Anh tự tin trước ống kính, thể hiện tốt tâm lý của một nhân vật vừa non nớt, vừa già trước tuổi, hay khuyên răn bố mình.
Ngoài ra, Vũ Ngọc Đãng không quên đưa vào nhiều con vật - những "diễn viên" đặc biệt, quen thuộc trong phim của anh - như heo, chó, rắn, vịt, cua khiến các tình huống thêm ph𝓀ần sinh động. Trong phim, nhân vật bé Bi có pha bắt rắn khá táo bạo. Theo êkíp, sao nhí Duy Anh thật sự diễn cꦿảnh này chứ không dùng người đóng thế.
Điểm trừ của phim là một số cảnh t❀o tiếng, quát tháo chưa được tiết chế dễ khiến người xem mệt mỏi. Cậu bé nhiều lần gào lên ầm ĩ với cha, khiến trích đoạn ồn ào với phần thoại khó nghe. Một số cảnh được cài cắm trên hành trình của hai cha con với dụng ý tạo hài hước nhưng lại kéo dài, đẩy nhịp điệu trật khỏi mạch trước đó, tiêu biểu như cuộc tranh chấp của hai cha con với bà cụ dưới cầu. Tuyến nhân vật phụ của Tú Vi và La Quốc Hùng có vài cảnh diễn 🌳còn cường điệu, lên gân quá mức.
Ân Nguyễn