"Tôi hái dừa trong vườn của những người khác", Bang San,🍸 cư dân 72 tuổi trên đảo Ko Yao Noi, cho hay. "Tôi đã làm việc này 30 năm na⭕y rồi".
Nhà nào có dừa đến vụ sẽ gọi Bang San - thường là ới sang nhà, bởi ông không có điện thoại di động. Nếu chủ vườn ở gần, Bang San có thể đi bộ s♑ang. Với những chuyến đi xa, ông sẽ lái xe máy. Dù đi thế nào, ông sẽ luôn luôn đưa theo phụ tá - một công cụ đắc lực, và chắc chắn là tài sản đáng giá nhất của mình: chú khỉ Ai Thong cau có.
Đến một vườn dừa xa xôi từ sáng tinh mơ, Bang San thả Ai Thong nhưng vẫn buộc một sợi dây dài ở cổ nó. Chú khỉ lập tức thoănꦆ thoắt trèo lên cây.
"Tôi muốn lấy những qu🧔ả dừa già. Lũ khỉ có thể phân biệt được t♓rái nào già màu nâu, trái còn non thì màu xanh", ông nói.
Nghe chủ ra lệnh, Ai T❀hong leo lên ngọn dừa cao đến hơn 9 mét, chọn một trái già và lấy tay chân xoay cho đến khi đứt cuống. Trái dừa rụng, lăn vào một chiếc ôtô gần đó khiến chủ vườn giật mình. Chỉ vài giây sau lại thêm một trái dừa rơi bụp xuống đất. Đến khi cây hết sạch trái già, Bang San lại lệnh cho Ai Thong trèo xuống, chuyển sang cây khác.
15 phút sau, dưới đất ngổn ngang khoảng 20 trái dừa - một con số vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. "Tôi có thể hái đến 1.0ꦉ00 trái dừa một ngày. Nhưng năm nay dừa không được mùa", ông lý giải.
Khi xong việc, Bang San buộc con khỉ vào gốc cây. Thường ông sẽ lột xơ dừa và chuyển trái đến cho nhà hàng, xưởng làm kẹo Thái hay một người chuyên bán nước cốt dừa trong chợ. Nhưng hôm nay ông nhậ❀n thù lao ngay, và để lại dừa cho chủ vườn tự xử lý. Ai Thong cũng có phần của riêng mình - chút bánh kẹo.
Bang San là một trong vài người còn tiếp tục dùng khỉ thu hoạc🍸h dừa. Tập tục thuần hóa khỉ hái dừa được cho là có từ Malaysia và Indonesia, du nhập vào Thái Lan từ những nă൩m 1800 hoặc sớm hơn.
🥃Khi đời sống của người Thái ngày càng hiện đại, ít nhà trồng và giữ vườn dừa hơn. Người dân trên🦹 đảo nhiệt đới giờ mua nước cốt dừa ngoài chợ hay nước cốt dừa đóng hộp trong hàng tạp hóa nhiều hơn, thay vì tự xay ở nhà. Điều này đồng nghĩa những con khỉ hái dừa càng ngày càng ít việc hơn.
Khi nước dừa và những sản phẩm khác từ dừa trở nên phổ biến trên khắp thế giới, báo chí phương Tây đã viết những bài chỉ trᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚích tập tục nuôi khỉ hái dừa, cáo buộc đây là hành động bóc lột động vật tàn ác.
Nhưng Leslie Sponsel, một giáo sư nhân học danh dự của Đại học Hawaii, người đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữꦺa con người với các lꦛoài linh trưởng tại châu Á, khẳng định theo trải nghiệm của ông, hầu hết những con khỉ biết làm việc được đối xử nhân đạo.
Thực tế, những con khỉ không thể đạt năng suất cao như công nhân. "Vườn dừa của chúng tôi rất rộng, nếu dùng khỉ, chúng tôi chẳng thể🗹 nào hái được nhiều đến thế", Booncherd Sethawong, một quản lý tại Chaokoh, thương hiệu sản xuất nước cốt, kem và nhiều sản phẩm từ dừa khác.
Nông trang của Chaokoh đặt tại Thap Sakae, một thị trấn miền biển của tỉnh Prachuap Khiri Khan, cách thủ đô Bangkok hơn 250 km về phía nam. Nông trang của Chaokoܫh có khoảng 200 cây dừa, và thậm chí canh tác trên quy mô lớn, việc thu hoạch vẫn hoàn toàn thủ công.
Booncherd lý giải, các chủ vườn lớn không thể dùng máy móc để thu hoạch dừa do nền đất quá gồ ghề - đó là lý do những hệ thống tự đ🔯ộng không đóng vai trò gì đáng kể trong khâu này. Thêm vào đó, công nhân có khả năng chọn những trái dừa già nhất để hái - điều máy móc không thể.
Một đội khoảng 8 công nhân phụ trách vườn dừa của xưởng. Những người đàn ông sẽ dùng thanh tre dài, đầu gắn liềm sắc l𓂃൩ẹm để hái trái trên những ngọn cây cao đến 18 m. Chỉ cần một nhát chặt, họ có thể lấy cả buồng sáu trái dừa xuống - hiệu quả hơn khỉ nhiều. Vì vậy, khi mua một lon nước dừa trong cửa hàng tiện lợi, khách hàng có thể an tâm rằng những trái dừꦕa dùng để sản xuất ra sản phẩm này được con người hái - chứ không phải do khỉ.
Bảo Ngọc (Theo Atlas Obscura)