🅺 Câu hỏi của nhiều người tại Việt Nam là: Số ca nhẹ có thể trở nặng, phải nhập viện là bao nhiêu? Để giải đáp phần nào thắc mắc, tôi cho rằng phải dựa vào chứng cứ thực tế.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Chỉ cần tìm trong Y văn quốc tế, ta dễ dàng nhận ra hơn 100 nghiên cứu về diễn tiến ở những người bị nhiễm Covid 19 từ nhẹ đến nặng và những yếu tố nguy cơ giúp chúng ta tiên lượng xác suất diễn biến.
𓆉 Trước hết, phải làm rõ, thế nào được gọi là ca nặng. Các nghiên cứu ở Trung Quốc và Mỹ xếp người nhiễm thành bốn nhóm. Nhóm nhẹ: có triệu chứng rất nhẹ hay không triệu chứng mà không bị viêm phổi; Nhóm trung: sốt, ho và viêm phổi nhưng không khó thở; Nhóm nặng: khó thở, nồng độ oxy dưới 93%, chỉ số oxy trong khí hít vào P/F < 300 mmHg; Nhóm nghiêm trọng: cần thở máy, P/F < 200 mmHg, nhập ICU và suy đa tạng.
Số ca nhẹ có thể cách ly và theo dõi, không cần điều trị. Nhà chức trách TP HCM cho phép cách ly F0💃 tại nhà là đúng. Nhưng tôi nghĩ nên dùng mô hình tiên lượng để sàng lọc những người bị nhiễm nhóm trung nhằm tìm ra những ai nguy cơ cao sẽ diễn biến xấu và cho nhập viện. Chỉ nhập viện những ca này để tập trung chữa trị, Việt Nam có thể giảm thiểu số tử vong.
Bao nhiêu ca nhiễm Covid 19 có thể chuyển nặng? Trả lời câu hỏi này, ta có thể xem xét dữ liệu từ Malaysia. Trong một nghiên cứu công bố trên tập san Lancet Regional Health - Western Pacific꧃, các nhà khoa học phân tích gần 5.900 ca nhiễm Covid 19. Họ dùng bảng xếp nhóm của Malaysia và báo cáo có 92% là nhẹ, tức 8% là nặng, trong đó 3,3% phải nhập ICU.
🥂 Một nghiên cứu trên 249 bệnh nhân ở Thượng Hải cho biết, 94,5% bệnh nhân tự bình phục sau hai tuần nằm viện, và họ kết luận rằng đa số bệnh nhân (95%) là nhẹ.
Nghiên cứu khác tại Mỹ trên 56.000 người nhiễm Covid-19 cho thấy, có 81% là nhẹ và trung bình và 19% là nặng. Kết quả này rất nhất quán với Y văn. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đa số những người nhóm nhẹ và nhóm trung hồi phục tại nhà, không cần đặc trị.
✱
Một nghiên cứu trên 116 bệnh nhân tại Trung Quốc do nhóm nhà khoa học Trung Quốc công bố trên tập san quốc tế được theo dõi cẩn thận cho ra vài kết quả rất có ích. Kết quả cho thấy, trong số 116 người được xem là nhẹ hay trung bình được nhập viện, sau 14 ngày, có 17 người (15%) trở nên nặng, số còn lại (85%) thì vẫn nhẹ và trung.
✃ Một nghiên cứu khác trên 214 bệnh nhân nhóm trung ở Vũ Hán, theo dõi bệnh nhân khá công phu. Theo nghiên cứu này, trong số 62 người bị nhiễm độ trung bình, sau đó 10 người diễn biến thành nặng và nghiêm trọng và kết cục là 56 (90%) người bình phục và 6 (10%) người tử vong.
ꦚ Qua các nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy trong số những người bị nhiễm nhẹ có khoảng 15% đến 22% là trở nên nặng. Trong số những người nhiễm trung, tỷ lệ diễn biến nặng hơn khoảng 16%, nhưng đa số (90%) bình phục.
Dữ liệu từ các nghiên cứu đến nay cho thấy đa số bệnh nhân Covid-19 ở châu Á là nhẹ, chỉ chừng 5% đến 8% trở nặng. Tỷ lệ này rất nhất quán với con số tôi tìm thấy trong công bố của Bộ Y tế Việt Nam cho tới thời điểm này, số ca nặng dao động trong khoảng 3% đến 5%. Ngoài ra, chúng ta có thể nói rằng cứ 100 bệnh nhân nhẹ và trung bình thì có 20 người chuyển sang nặng. Với tình hình hiện nay, nhóm ca nặng này đáng quan tâm và tập trung điều trị, vì nguy cơ tử vong là 40%.
Các thống kê trên còn giúp ta quay về câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất: xác định mục tiêu đối phó với dịch là gì? Theo tôi, có ba mục tiêu: Bảo toàn hệ thống y tế෴; tối thiểu hoá số ca nhập viện và ICU để giảm tử vong; hỗ trợ người dân tự quản lý nguy cơ của họ.
ꦦ Mục tiêu thứ ba cũng giải đáp câu hỏi của nhiều người hiện nay "nên vào viện hay ở nhà nếu nhiễm virus". Trong y tế công cộng, phòng bệnh hữu hiệu nhất là bắt đầu từ cá nhân người bệnh. Giới chức y tế có thể trao thêm quyền cho người dân để họ tự quản lý nguy cơ trong phạm vi của mình. Chẳng hạn như công bố cẩm nang hướng dẫn cụ thể người cách ly tại nhà và người chăm sóc phát hiện sớm diễn biến xấu.
Cách ly ở nhà nhưng cần theo dõi qua mạng. Y tế địa phương có thể tổ chức một bác sĩ tư vấn online cho mỗi nhóm chừng 20 gia đình có người cách ly. Khi có bệnh nhân trở nặng, bác sĩ này sẽ hỗ trợ họ nhập viện. Mô hình này rất dễ thực hiện và tôi thấy có thể làm ngay tại TP HCM. Khi áp dụng cách này, người dân sẽ không còn lo lắng về việc gọi điện đến đường dây nóng khi cảm thấy cần giúp đỡ☂ mà không gặp được ai hay muốn vào viện mà không gọi được xe cứu thương.
🐓 Đây chính là mô hình các nước phương Tây đã áp dụng từ năm ngoái và khá thành công. Tôi hiểu là môi trường nhà ở các nước khác với Việt Nam, nhưng ở Australia người ta vẫn cách ly trong các căn hộ, không phải nhà cửa rộng.
🐻 Thành phố tôi sống, Sydney, cũng đang phong tỏa. Người Australia chia thành "phe phong tỏa" và "phe chống phong tỏa", tranh cãi quyết liệt. Có chuyên gia cho rằng phong tỏa giúp giảm số ca nhiễm, nhưng chuyên gia khác chỉ ra rằng biện pháp này giảm số ca tử vong thì ít mà tăng số ca tử vong vì các bệnh khác thì nhiều.
Tôi chưa thấy dữ liệu của Australia nên không có ý kiến. Nhưng liên hệ với tình hình TP HCM, tôi vẫn nghĩ, ngay cả giãn cách hay phong tỏa cũng phải duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết yếu. Chính quyền có thể ưu tiên cho những người đã được tiêm𒅌 vaccine vào làm việc trong các chuỗi cung ứng, đồng thời tiêm vaccine ngay cho những người làm việc trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như vận tải nông sản, bán lẻ.
ඣ Có nơi ở Australia quy định cứ ba ngày sẽ xét nghiệm một lần cho những lao động trong nhóm dịch vụ thiết yếu dù số đông đã được tiêm vaccine. Và tuy nhiều người dân đã tiêm vaccine, chính quyền vẫn tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội. Vaccine có chức năng chính là giảm số ca nặng và giảm tử vong. Giãn cách xã hội không loại trừ sẽ trở thành lối sống bình thường.
🍌 Dù trong bối cảnh nào, ở đâu, tôi cho rằng tổ chức mạng lưới y tế online thông suốt tối quan trọng. Nhất là lúc này, có kết nối tốt, người F0 sẽ an tâm ở nhà cách ly theo dõi thay vì "đòi" vào viện. Ngược lại, các tình huống khiến họ không tin rằng khi cần mình sẽ được trợ giúp ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cộng đồng.
Nguyễn Văn Tuấn