Nhiễm trùng tai là bệnh phổ biến, thường gặp hơn ở trẻ em và người thường xuyên bơi lội. Bệnh thường gây đau, khó nghe và cảm giác đầy tai.♎ Nguyên nhân chủ yếu là do chất lỏng tích tụ trong tai trong và ống eustachian. Eustachian là ống nố๊i tai giữa và vòm họng, có nhiệm vụ cân bằng áp lực tai và xả dịch dư thừa từ tai giữa ra ngoài.
Người bị nhiễm trùng và đau tai, đi kèm nổi hạch, sưng đỏ dưới hoặc sau tai; khó cử động xươ👍ng, cơ hàm và các bộ phận khác, sốt cao đột ngột; co giật thì nên thăm khám.
Trẻ em có thể thay đổi tính cách, quấy khóc, lờ đờ, mệt mỏi khi tai nhiễm trùng. Theo bác sĩ tai mũi họng David Tunkel, Hệ thống y tế Johns Hopkins, Mỹ, nhiễm trùng tai xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ bị đau dữ dội hoặc sốt cao, nhiễm trùng ở hai tai và chảy dịch cần thăm khám bác sĩ, phòng biến chứng nguy hiểm.
Một số cách kiểm soát cơn đau tai tại nhà sau điều trị như dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc xịt thông mũi không kê đơn có thể giảm tắc nghẽn - nguyên nhân góp phần gây ra cơn đau. Bạn cũng có thể nhúng khăn vào nước ấm, vắt bớt nước và áp vào tai hoặc dùng đệm ấm đặt lên tai. Nhiệt ấm tạo cảm giác thư giãn, giảm cơn đau. H🦹ơi nước từ bồn tắm hoặc vòi hoa sen có thể giúp nới lỏng tắc nghẽn mũi và giảm bớt sự khó chịu do viêm tai. Nếu cơn đau tai trở nên tồi tệ hơn khi nhai, nuốt hoặc cử động miệng, bạn nên ăn thức ăn mềm hơn để không kích hoạt cơn đau.
Nếu những cách trên không hiệu quả, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ. Các phươn𓃲g pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng.
Viêm tai giữa: Nếu màng nh🍷ĩ bị sưng và chứa đầy dịch hoặc mủ, người bệnh có thể được kê đơn thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh kiểm soát các triệu chứng tại nhà, trước khi✱ dùng thuốc kháng sinh.
Viêm tai ngoài: Bệnh thường phát triển do tai đọng nước, ẩm ướt sau tắm, bơi lội. Tuy nhiên, viêm tai ngoài phổ biến hơn ở người thường xuyên bơi lội. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ kháng sinh hoặc steroid, thuốc giảm đau để chống nhiễm trùng, sưng tấy và giảm đau.
Sau khi khám bệnh và trở về nhà, bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ. Uống thuốc đúng liều, đủ lịch, không tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy triệu chứng đã thuyên giảm. ⭕Người bệnh có thể tái sớm hơn nếu các triệu chứng trầm tr🍷ọng hơn.
Mai Cat (Theo Everyday Health)