Theo thống kê của Globocan năm𝓡 2020, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là 9,8% và ung thư đại trực tràng là 9% trong tổng số 182.563 ca mắc ung thư tại Việt Nam. Ung thư đường tiêu hóa có tỷ lệ mắc cao chỉ sau ung thư gan và phổi ở nam giới và u🐓ng thư vú, ung thư phổi ở nữ giới.
Tiến 🌃sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết, việc tầm soát nhằm mục đích tìm kiếm, phát hiện sớm ung thư tiêu hóa trước khi có bất kỳ triệu chứng nào. Phát hiện sớm giúp việc điều trị có hiệu quả cao hơn, vì ở thời điểm xuất hiện triệu chứng có khả năng ung thư đã bắt đầu lây lan.
Bác sĩ Hùng chia sẻ thêm, trong khi ở các nước phát triển đã quen với khái niệm tầm soát định kỳ thì ở Việt Nam, đa 🐼phần người dân chỉ đến bệnh viện khi có bệnh. Thói quen này khiến nhiều người bệnh mắc ung thư đường tiêu hóa mất cơ hội được chữa trị sớm. Tại Nhật Bản,𓆏 quốc gia có tỷ lệ ung thư tiêu hóa cao trên thế giới, việc tầm soát ung thư dạ dày được thực hiện trên toàn quốc cho người dân từ 40 tuổi trở lên.
"Trung tâm đã khám cho khá nhiều trường hợp, họ chỉ chịu đến gặp bác sĩ khi⛎ đi tiêu ra máu, đau bụng một thời gian dài không rõ nguyên nhân. Sau khi bác sĩ tiến hành các xét nghiệm để xác định chẩn đoán th🗹ì phát hiện ung thư đã ở giai đoạn tiến triển. Một số trường hợp đến bệnh viện khám quá trễ, khối u phát triển to, dính vào các cơ quan và mạch máu quan trọng không thể thực hiện phẫu thuật, chỉ có thể điều trị giảm nhẹ", bác sĩ Hùng nói.
Tầm soát sớm ung thư tăng khả năng điều trị
Theo bác sĩ Hùng, tầm soát ung thư đường tiêu hóa bằng phương pháp một bước hoặc hai bước, trong đó, nội soi là phương pháp một bước có thể giúp phát hiện và loại bỏ các polyp trước khi chúng phát triển thành ác tính hoặc các khối u ác tính nhỏ, chưa xâm lấn,ꦓ di căn. Để tầm soát có hiệu quả, người đi khám cần tuân theo đúng các hướng dẫn để làm sạch dạ dày, đại tràng trước soi, giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy các tổn thương nếu có. Ngoài ra, bác sĩ cần nội soi thật kỹ, thời gian quan sát niêm mạc dạ dày cần ít nhất 5 phút và toàn bộ đại tràng cần ít nhất 7 phút, không tính thời gian chuẩn bị và đưa ống soi vào, cũng như thời gian xử trí polyp hoặc các tổn thương. Như vậy, trung bình một ca nội soi cả đường tiêu hóa trên và dưới mất 20 phút.
Bác sĩ Hùng cho biết, tầm soát ung thư tiêu hóa bằng nội soi là phương pháp duy nhất có thể vừa giúp phát hiện, vừa xử trí polyp (cắt hoặc sinh thiết) cùng lúc. Ngoài nội soi, một số phương pháp xét nghiệm 🍌khác như xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, tìm DNA trong phân, chụp cắt lớp vi tính đại tràng hoặc chụp X-quang dạ dày cản quang cũng có thể được chỉ định trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa, tùy từng trường hợp cụ thể.
Độ tuổi được khuyến cáo cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm soát ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng hiện nay là 40-45 tuổi. Một số nghiên cứu đang thực hiện chỉ ra rằng nhữn🍰g người trẻ trong khoảng 30-35 ✱tuổi cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày nên việc tầm soát sớm là phù hợp.
Sau l🥂ần tầm soát đầu tiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả cùng với bệnh sử cá nhân, gia đình mà cho lời khuyên về thời điểm tầm soát kế tiếp. Các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, đại tràng nên tư vấn trực tiếp với bác sĩ để có một chiến lược tầm soát riêng.
Ung thư tiêu hóa thường diễn tiế🥃n âm thầm, khó nhận bi🔯ết nên không nên đợi đến khi có triệu chứng mới tới bệnh viện. Bất kỳ ai cũng có khả năng có polyp đường tiêu hóa mà không hay biết, thậm chí ngay cả khi khối u ác tính đã ở giai đoạn một, hai cũng chưa bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Tầm soát bằng các phương pháp chuyên môn tại bệnh viện giúp chẩn đoán được sớm và chính xác loại ung thư tiêu hóa, có biện pháp điều trị kịp thời nhằm tăng tỷ lệ thành công cho người bệnh.
Ngọc An
(Ảnh:Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)