Trả lời:
Đây là câu hỏi thường gặp với bệnh nhân sau thay van tim trong thời điểm mùa dịch vì khó có thể đi tái khám. Sau khi thay ꧅van tim cơ học, người bệnh cần uống thuốc kháng đông theo đơn bác sĩ kê.
Trước đây, một tháng ba bạn đi tái khám một lần thì bây giờ có thể 3 - 4 tháng nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thử INR. Điều này giúp bản thân biết mình đang điều trị như vậy thì có đạt hiệu quả hay không. Khi cơ thể xuất hiện n𝓰hững dấu hiệu như chảy máu răng, chân r🥀ăng hoặc đi cầu phân đen thì đó là tín hiệu báo máu bị loãng hơn bình thường, cần xét nghiệm lại ngay lập tức.
Có những trường hợp INR không đạt, van tim có thể bị kẹ🌊t, dấu hiệu khiến bệnh nhân mệt, khó thở, đau ngực cũng cần đến bệnh viện khám ngay.
Hiện nay, người bệnh có thể liên hệ với bệnh viện, phòng khám yêu cầu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các cơ sở để xét nghiệm INR. Bệnh nhân vẫn nên xét nghiệm INR định kỳ chꦕứ không nên tự uống thuốc liên tục năm này quไa tháng khác, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.
Với hoàn cảnh hiện tại, việc đi lại ở một số địa phương rất khó k🥂hăn, trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký khám online để gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Các bác sĩ có thể tư vấn kỹ hơn về đơn thuốc, quá t🐼rình điều trị để đưa ra lời khuyên chính xác hơn.
Với trường hợp thay van đã lâu, uống thuốc ổn định, nếu chỉ số INR mỗi lần tái khám ổn định thì có thể khám online. Khi đó, người bệnh sẽ uống thuốc the♍o hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý thay đổi, giảm liều hoặc tự chỉnh thuốc vì thuốc kháng đông uống không đủ liều sẽ gây biến chứng, uống quá liều thì dẫn đến tác dụng phụ.
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều
Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM