Từ ĐKVĐ châu Âu, Cầu thủ hay nhất Euro 2021 Gianluigi Donnarumma, đến các nhà cựu vô địch Champions League là Sergio Ramos và Georginio Wijnaldum... lần lượt đổ bộ xuống Parc des Princes hè này. PSG không mất phí chuyển nhượng ba thương vụ này, nhưng quỹ lương của đội ước tính sẽ phình to hơn 38 triệu USD mỗi năm vì bộ tam ngôi sao. Achraf Hakimi - một nhà cựu vô địch Champions League khác thì được PSG mua về từ Inter Milan với phí chuyển nhượng 82 triệu USD. Mức lương của hậu vệ này chဣắc chắn không hề thấp.
Chiến dịch tuyển mộ tưng bừng này gợi lại kỳ chuyển nhượng hè 2017, khi PSG mua Neymar và Kylian Mbappe với giá cắt cổ. Nhưng giai đoạn hiện tại đặc biệt hơn, vì giữa thời Covid-19, ngay cả những đội bóng khổng lồ cũng phải đắn đo khi thò tay vào ví. Barca hùng mạnh đã trở thành chúa chổm vì gánh nặng quỹ lương và nợ nần qua những vụ làm ăn không hiệu quả từ đời chủ tịch trước. Real Madrid liên tục cắt giảm nhân sự và tiền lương. Bayern đang có mâu tꦛhuẫn nội bộ vì mức lương. Riêng PSG dường như vẫn sống ở một thế giới khác.
"Dịch bệnh thật ra là một cơ hội dành cho các CLB có ông chủ giàu có", Tiến sĩ Daniel Plumley, chuyên gia tài chính thể thao và là giảng viên của Đại học Sheffield Hallam nói với The Athletic. "Họ sẽ chi tiền nhờ những🌱 điều luật đã được nới lỏng. Họ biết mình đủ khả năng nắm bắt cơ hội trong khủng hoảng, đặc biệt vớ♓i một đội có quyền lực tài chính như PSG".
Thứ quyền lực mà Tiến sĩ Plumley nói chính là độ giàu có của chủ sở hữu PSG - Qatar Sports Investments (QSI - Quỹ đầu tư thể thao Qatar). Quỹ này mua lại đội bóng Pháp từ năm 2011, và họ thực chất không chỉ là một tổ chức đơn lẻ mà đại diện cho đất nước Qatar. Người đứng đầu QSI - ông Nasser Al-Khelaifi - cũng là Chủ tịch của PSG. Theo Reuters, QSI trực thuộc Bộ Tài chính Qatar và Uỷ ban Olympꦏic Qatar. Điều đó đồng nghĩa với việc PSG nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước Qatar, đại diện cho tham vọng khuếch trương hình ảnh của quốc gia này, chứ không phải một quỹ đầu tư độc lập. Cơ cấu này﷽ tương tự ở Man City, thực chất thuộc sở hữu của nhà nước UAE.
UEFA đã từng sờ gáy PSG và Man City nhiều lần, nhưng việc FFP được nới lỏng từ hè 2020 dường như là tín hiệu đèn xanh cho hai đội này tiếp tục vung tiền. UEFA quyết định không áp dụng điều luật cấm các CLB lỗ quá 35 triệu USD trong ba năm liên tiếp, đánh giá hàng năm, như một "biện pháp khẩn cấp" hỗ trợ các đội trong đại dịch. Điều này có nghĩa UEFA không đánh giá tài chính các đội bóng sau năm 2020 mà được dời sang năm 2021, tứ⛦c gộp hai kỳ đánh giá lại thành một. Nếu lỗ quá 35 triệu USD, các đội chỉ cần chứng minh nó là di chấn do Covid-19.
Man City và PSG có thể chi tiêu thoải mái nhờ sự nới lỏng này, do chủ của họ quá giàu, trái ngược các đội khác kiệt quệ vì mất nguồn thu trong ngày diễn ra trận đấu. Bên cạnh PSG, The Athletic ಌcho rằng Man City sẽ vung 275 triệu USD cho Harry Kane của Tottenham và Jack Grealish từ Aston Villa, tức họ chi tiền còn khiếp hơn cả PSG.
"Với tình hình hiện tại, UEFA cho phép các đội có hai năm tự điều chỉnh vì Covid", T♑iến sĩ Plumley đánh giá. "Đây là cơ hội vàng để chi tiêu. PSG được chống lưng bởi vài mùa trước làm ăn có lãi, họ sẽ nắm bắt cơ hội triệt để. Th🌠ậm chí, họ đang chơi một canh bạc khi đẩy mạnh đầu tư vào đội hình để vô địch Champions League. Cách mua ngôi sao cho thấy PSG coi đây là cơ hội lớn".
Báo cáo tài chính thể thao của hãng kiểm toán Deloitte vào tháng 1/2021 cho thấy, PSG đang là đội giàu thứ bảy thế giới, kẹp giữa Man City và Chelsea, hai đội vào chung kết Champions League mùa trước. Họ lỗ 146 triệu USD ở mùa 2019-2020 với doanh thu sụt giảm khoảng 119 triệu USD. Quỹ lương hàng năm của họ là 487 triệu USD, ngang Man City - đội có quỹ lương vào loại vượt trội ở Ngoại hạng Anh nổi tiếng giàu có. Dù thua lỗ, PSG vẫn có thể tái cơ cấu doanh thu nhờ mùa 2017-2018 và 2018-2019, để đáp ứng FFP. Trong hai mùa đó, họ lãi trước thuế khoảng 84 tri💜ệu USD, một khoản đáng kể để bù đắp cho thâm hụt mùa trước.
Như vậy, nếu làm ăn tốt trong mùa giải 2021-2022, PSG vẫn có thể đáp ứng FFP cho dù bổ sung Donnarumma, Ramos, Wijnaldum, Hakimi, và có thể cả Paul Pogba trong thời gian còn lại của phiên chợ hè năm nay. Có ba người trong số này đến theo dạng tự do, còn phí chuyển nhượng của Hakimi thì được trả thành năm đợt kéo dài suốt năm năm hợp đồng. Do đó, mỗi năm PSG chỉ bị tính thêm 16 triệu USD từ vụ mua Hakimi, bên cạnh khoản tiền lương hàng năm⭕ của hậu vệ người Morocco này, tổng cộng khoảng 48 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, PSG kiếm được 11 triệu USD từ việc bán Mitchel Bakker cho Leverkusen tuần trước, và còn có thể kiếm thêm nếu nhờ thanh lý bớt số cầu thủ dư thừa như Alphonse Areola, Layvin Kurzawa, Abdou Diallo, Thilo Kehrer, Leandro Paredes, Idrissa Gueye, Rafinha, Mauro Icardi, Ander Herrera hay Pablo Sarabia... Họ, nhờ thế, thừa sức bù lại 20% phí chuyển nhượng Hakimi mà PSG cần để cân bằng sổ sách giai đoạ♐n này. Doanh thu PSG từ Ligue 1 giảm nghiêm trọng do dịch bệnh và sự sụt giảm của gói bản quyền truyền hình giải này, nhưng họ sẽ nhận tiền thưởng kếch xù từ Champions League nhờ sự gia tăng hệ số thứ bậc UEFA sau một năm vào bán kết, một năm vào chung kết giải này.
Về các hợp đồng tài trợ, thỏa thuận gây tranh cãi với Qatar Tourism Authority để đối phó với Công bằng tài chính năm 2018 đã không còn nữa, để lại lỗ rò lớn cho tài chính năm 2019. Hợp đồng tài trợ với Accor Live Lim📖itless và thương hiệu giày Jordan của Nike rõ ràng là quý giá, nhưng để chi tiêu lớn trong hè này, đội bóng vẫn cần sự h🐠ậu thuẫn từ Qatar.
Vậy, điều gì sẽ xảy ra với FFP? Luật này được lên ý tưởng từ năm 2009 với mục đích cấm các đội bóng chi nhiều hơn số tiền kiế🔯m được hàng năm. Nhưng hiện thực cho thấy FFP đã thất bại trước PSG và cả Man City.
UEFA từng ra án cấm Man City dự c𒈔ác giải đấu của họ trong hai năm vì vượt quá giới hạn tài chính do FFP ban hành, nhưng sau đó tự gỡ án, do CLB này kiện lên Tòa Trọng tài Thể thao Quốc tế (CAS). Đơn vị này nói "không tìm thấy bằng chức xác đáng cho việc Man City ngụy trang khoản tiền đầu tư từ các thương hiệu của ông chủ". Tiền phạt Man City vì thế giảm từ 45 triệu USD xuống còn 15 triệu. Như PSG năm 2014, Man City được bơm tiền từ các thỏa thuận tài trợ thương mại, khiến cho "vòng kim cô" mang tên FFP trở nên lỏng lẻo.
Đáp lại quyết định của CAS, UEFA nꦇói FFP "vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các CLB, và giúp họ ổn định tài chính". Nhưng quan trọng hơn, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu nhấn mạnh Hiệp hội các CLB châu ÂU (ECA) "vẫn ủng hộ các nội dung mà FFP đưa ra".
"Tôi không nghĩ FFP đã chết", Tiến sĩ Plumley nói. "UEFA sẽ không rút lui. Họ có thể cải tổ nó trong thời gian tới, nhưng c🔜ho phép các CLB có giai đoạn chuyển đổi trước khi chúng ta biết điều gì thật sự xảy ra vào năm sau".
"Ai cũng đồng ý rằng, sự ổn định tài chính là điều tốt, và các CLB nên chi tiêu có kiểm soát. Nhưng nếu nhìn vào các CLB lớnౠ, bạn sẽ thấy rằng họ kiếm nhiều hơn thì được quyền tiêu nhiều hơn, và sự nới lỏng trong năm nay phần nào làm méo mó luật lệ và là một cách ưu ái các CLB thượng lưu", chuyên gia nói thêm.
UEFA muốn giữ FFF trong thời Covid-19, nhất là khi ý tưởng Super League đã xuất hiện cuối mùa trước. Giám đốc Nghiên cứu và Bình ổn tài chính UEFA, Andrea Traverso nói: "Luật lệ luôn được cải tiến. Chúng tôi phải điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh các đội bóng đang hoạt động. Covid-19 tạo ra những thay đổi lớn lao và đột ngột, nên FFP không nhận đư♒ợc bài học nào từ quá khứ. Thay vào đó hãy tập trung vào hiện tại và tương lai, giải quyết hai vấn đề về quỹ lương và ngân sách chuyển nhượng. Không dễ để tìm ra giải pháp thấu đáo".
FFP mới có lẽ ra được mắt cuối năm nay, và một nhân vật quan trọng trong quá trình xây dựng nó là Nasser Al-Khelaifi, Chủ tịch PSG𝔍. Ông này còn có thêm một chức danh mới, kể từ khi ý tưởng Super League sụp đổ, là Chủ tịch Hiệp hội CLB châu Âu (ECA). Al-Khelaifi có lẽ không phác thảo một luật mới chống lại đội nhà, nhưng tiếng nói của ông hứa hẹn sẽ quan trọng. Kiểu gì thì cũng rất khó phạt PSG.
Đỗ Hiếu (theo The Athletic)