Đồng cảm với câu chuyện "Những đứa trẻ nặng gánh KPI", độc giả Dooodlad liên hệ với thực tế tại Việt Nam: "Bên cạnh các môn ngoại khóa, các em cũng phải giỏi Ngoại ngữ, Toán, Văn, Lý, Hóa... Trong khi đó, bất kỳ ai cũng hiểu được tới lúc trưởng thành, những thứ đó đều sẽ trôi mất, chỉ có chuyên ngành mình theo đuổi là ở lại. Vậy học lắm thế làm gì? Con mình kém võ hơn đứa bé 5 tuổi hàng xóm là tụt hậu sao? Kém lập trình hơn đứa bé🅰 6 tuổi ở tầng dưới là tệ hại? Học kiểu này chỉ tăng cường sự chán học cho trẻ".
Cùng chung quan điểm, bạn đọc Lê Việt chia sẻ trải nghiệm của bản thân: "Xu hướng cho con chạy đua họ๊c ngoại khóa cũng đang xảy ra ở Việt Nam. Con tôi chỉ mới học mẫu giáo từ🐬 đầu năm học này nhưng khi nhìn vào danh sách học phí của con, tôi cũng thấy giật mình. Một đứa trẻ hơn hai tuổi nhưng nhà trường cung cấp gần chục lớp ngoại khóa khác nhau từ những môn cơ bản như hát, múa, võ, vẽ đến các môn mới được du nhập như gym, tiếng Anh... Điều lạ hơn nữa là nhiều gia đình sẵn sàng đăng ký cho con kín lịch cuối tuần với đủ loại môn khác nhau. Hai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật của các con nay bị lấp đầy bởi hết môn ngoại khóa này đến lớp năng khiếu kia.
Tôi không rõ những đứa trẻ ấy có khai phá được gì ở bản thân từ những lớp ngoại khóa kia hay không, có thật sự thích thú với chúng, hai uể oải tới lớp cho đủ số lượng m🌳à bố mẹ chúng yêu cầu. Kỳ vọng của nhiều phụ huynh ngày nay vượt ra ngoài cả khuôn khổ các môn chính khóa. Nhiều người muốn con mình phải giỏi toàn diện từ trí tuệ đến thể chất, tài năng phải hơn người dù chẳng biết chúng có đam mê hay muốn theo đuổi những thứ ấy hay không? Đó là một định hướng sai lầm".
>> Đời tôi lãng phí những lớp học thêm
Khẳng định việc ép con học quá nhiều là tư tưởng lệch lạc của nhiều cha mẹ Việt, độc giả Thảo Nguyên Trần Nguyễn nhấn mạnh: "Tôi không ủng hộ quan điểm này. Đúng là cha mẹ phải định hướng cho con, nhưng🎃 đừng ép buộc con phải làm cái mà cha mẹ thích. Ai cũng có ước mơ của mình, hãy để trẻ được học. được làm cái mà chúng muốn. Ép cꦛon học đủ thứ, con sẽ chỉ là mọt sách mà lại thiếu hụt kỹ năng sống, trong khi đi làm kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống rất quan trọng.
Trường đại học không dạy sinh viên viết ജemail đúng chuẩn thế nào, không dạy cách ứng xử trong văn phòng ra sao? Mà đại học không phải là tất cả, nghề nghiệp ở Việt Nam bây giờ rất đa dạng, ♒không nhất thiết cứ phải vào trường đại học lớn là sau này đi làm tốt. Quan trọng là yêu thích công việc đó, thì mới luôn muốn vươn lên trong công việc.
Chính tôi cũng vậy, trước đây học nghề mà mình kh﷽ông thích, nhưng nghề đó dễ xin việc và lương cao. Kết quả, tôi sống như gà công nghiệp, được bố mẹ chăm lo, khi đi làm luôn thấy mệt mỏi nhàm chán. Sau này, tôi đổi sang nghề làm việc mà tôi thích, dù việc đó chẳng cần bằng đại học, cũng như thu nhập thấp hơn (nhưng vẫn đủ sống) tôi thấy vui hơn n🍰hiều.
Thay vì ép c꧙on học thật giỏi cái cha mẹ muốn, chỉ cần định hướng cho con theo cái mà con thích, cho con trải nghiệm và tích lũy các kỹ năng sống nữa. Hết đại học, bắt đầu đi làm, những kỹ năng ấy không tự nhiên mà có đâu".
>> Bạn có đồng tình với quan điểm trên? Gửi bài tại đây. Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.