Chỉ trong 4 ngày, phong trào Hamas và các nhóm dân quân Palestine đã phóng khoảng 1.800 quả rocket từ Dải Gaza vào lãℱnh thổ Israel, vượt xa số rocket được khai hỏa trong những lần đụng độ trước đây cũng như dự đoán của các quan chức quốc phòng Israel.
Quân đội Israel cho bi🐻ết đã tiến hành hơn 600 cuộc không kích đáp trả ở Dải Gaza và sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu được cho là của Hamas cho tới khi "tình hình yên tĩnh hoàn toàn".
Về cơ bản, xung đột giữa Israel và các nhóm dân quân Palestine vẫn là cuộc chiến phi đối xứng. Israel sở hữu quân đội và năng lực tìn♎h báo áp đảo, cho phép họ tùy ý tấn công mục tiêu ở Dải Gaza. Dù vậy🥃, lực lượng Hamas và các nhóm Hồi giáo vẫn sở hữu kho vũ khí đủ sức uy hiếp toàn bộ lãnh thổ Israel, trong đó chủ lực là các loại pháo phản lực không điều khiển (rocket).
Phần lớn số đạn này được Hamas chế tạo ngay tại Dải Gaza nhờ năng lực sản xuất tương đối tiên tiến. Giới chuyên gia Isr🐼ael cho rằng các 💙nhóm dân quân Palestine có sự trợ giúp về kỹ thuật không nhỏ từ Iran trong nỗ lực chế tạo rocket. Điều đó khiến những địa điểm chế tạo và lưu trữ rocket luôn là mục tiêu hàng đầu trong các đợt không kích của Israel.
Dân quân Palestine đang sử dụng nhiều loại rocket khác nhau dựa trên một thiết kế chung, với xu hướng là tầm bắ⛎n và đầu đạn ngày càng lớn. Ước tính số lượng rocket cụ thể của Hamas là điều bất khả thi.
Tình báo Israel cho rằng các nhóm dân quân Palestine đang cất giữ khoảng 30.000 quả rocket và đạn cối ở Dải Gaza, lực lượng Palestine cũng liên tục cải thiện độ chính xác của s🧔ꦍố vũ khí này, dù chúng không có hệ thống dẫn đường như tên lửa hiện đại. Phát ngôn viên quân đội Israel cho rằng Hamas có thể duy trì mật độ hỏa lực rocket hiện nay trong thời gian tương đối dài.
Loại rocket cơ bản nhất của Hamas là dòng Qassam và Quds 101 với tầm bắn 10-16 km, được hỗ trợ bởi những tổ hợp BM-21 Gra🧸d và Sejij 55 có khả năng bắn trúng đích ở cách 55 km. Đây dường như là các loại🧔 rocket chủ lực và có số lượng nhiều nhất của Hamas.
Hamas cũng sở hữu nhiều hệ thống tầm xa như M-75, Fajr và R-160 với tầm bắn lần lượt là 75, 100 và 120 km, cùng các tổ hợp M-302 có thể bắn xa tới 200 km. Một phát ngôn viên của Hamas cho biết nhóm sở hữu rocket mới đạt tầm bắn lên tới 250 km và có thể đánh trúng mọi địa điểm trong lãnh thổ Israel. Chưa rõ thông tin về loại rocket mới của Hamas và số lượng quả đạn mà nh🐽óm💙 này sở hữu.
Quân đội Israel cho biết hơn 300 quả rocket được Hamas phóng ra đã gặp sự cố ngay khi rời bệ p☂hóng, dường như là dấu hiệu cho thấy vấn đề với quá trình lắp ráp trong điều kiện khó khăn của Palestine.
90% số rocket bay tới Israel đã bị hệ thống phòng không Iron Dꦏome đánh chặn. Tuy nhiên, có thời điểm một khẩu đội bảo vệ thành phố Ashkelon đã ngừng hoạt động do sự cố. Chưa rõ đây là trục trặc kỹ thuật hay hệ thống bị quá tải bởi lượng lớn rocket, nhưng nó cũng cho thấy mối đe dọa từ kho rocket của Hamas và những điểm yếu trong lá chắn bảo vệ Israel.
"Israel không có nhiều lựa chọn để đối phó. Họ đang sử dụng hệ thống phòng không Vòm sắt để đánh chặn, đồng thời tấn công cơ sở sản xuất và kho chứa rocket. Israel cũng có thể triển🎃 khai bộ binh mở chiến dịch quân sự vào Dải G🌜aza để đẩy những trận địa rocket ra ngoài tầm bắn hiệu quả, khiến chúng không thể vươn tới lãnh thổ", nhà phân tích đối ngoại Jonathan Marcus nhận xét.
Giải pháp cuối cùng không khả thi với tình hình hiện nay. Các phóng viên quân sự Israel cho biết chiến dịch trên ಌbộ quy mô lớn rất khó xảy ra vì nhiều nguy cơ, trong đó có thương vong quá lớn.
Lần gần nhất Israel tấn công Dải Gaza là vào năm 2014, trong chiến dịch quân sự kéo dài 7 tuần nhưng gây ra thương vong lớn cho cả hai bên. T🍷ổng cộng 2.251 người Palestine đã thiệt mạng, gồm 1.462 dân thường, trong khi Israel cũng mất 67 binh sĩ và 6 dân thường.
"Rõ ràng là Hamas có những vũ khí đủ sᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚức bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ Israel, uy hiếp Tel Aviv và Jerusalem, cũng như toàn bộ đường bờ biển với mật độ dân cư cao nhất của Israel và cơ sở hạ tầng cốt lõi của họ", Marcus nói.
Vũ Anh (Theo BBC)