Ngày 15/7, ThS.BS Tꦚrần Thúc Khang, khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết người bệnh bị tràn khí màng phổi phải tự phát, dẫn lưu tối thiểu khoang màng phổi không hiệu quả (còn gọi là rò khí kéo dài). Tràn khí màng phổi thường do nhu mô phổi có kén khí bị♛ vỡ. Kén khí (bóng khí) phổi là những khoang có thành mỏng trong phổi chứa đầy không khí. Nếu khí màng phổi tự phát quá nhiều, không xử trí kịp thời, bệnh nhân bị suy hô hấp.
Phương pháp dẫn l⛄ưu tối thiểu khoang màng phổi được áp dụng để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, với n💟hững kén khí lớn, không tự bịt kín được, dẫn lưu vẫn còn rò khí kéo dài sau 5-7 ngày, bệnh nhân cần được phẫu thuật.
Anh Tuấn hút thuốc lá 15 năm nay, trung bình một gói mỗi ngày. ThS.BS Phạm Ngọc Minh Thủy, khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến g✃ây vỡ kén khí phổi 🙈ở bệnh nhân trẻ. Khó khăn lớn nhất khi điều trị tràn khí màng phổi tự phát là bệnh hay tái phát. Tùy vào tình trạng rò khí, lần đầu hay tái phát, nhóm nguyên nhân (tự phát hay thứ phát), bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp.
Trường hợp anh Tuấn bị rò khí kéo dài được phẫu thuật để cắt khâu các kén khí (đã vỡ và chưa vỡ), tạo dính khoang mànꦛg phổi nhằm ngăn ngừa tái phát. Ê kíp mổ nội soi lồng ngực cho bệnh nhân. Bác sĩ Khang đánh giá phương pháp này có nhiều ưu điểm so với mổ mở như chỉ cần hai đường rạch nhỏ dài khoảng 1 cm, ít đau sau mổ, rút ngắn quá trình hồi phục.
Qua hệ thống hình ảnh nội soi, bác sĩ ghi nhận tổn thương ở nhu mô phổi gồm nhiều bóng khí đã vỡ và chưa vỡ. Tổn thương của người bệnh được cắt bỏ hoàn toàn, nhu mô phổi được khâu lại bằng hệ thống khâu máy tự động. Kiểm tra ngay trong mổ, phổi (sau khi cắt bỏ kén khí) nở tốt, không thấy dò khí. Màng phổi thành của bệnh nhân được cắt, cọ xát cơ học nhằm tạo dính khoang màng phổi, tránh tái phát về sau.
Sau mổ, phổi nở tốt, dẫn lưu hết rò khí, được rút ra sau mổ🌞 36 giờ. Anh Tuấn xuất viện sau ba ngày.
Kén khí phổi được chia thành hai dạng là bẩm sinh (nguyên phát) và mắc phải (thứ phát). Kén khí phổi bẩm sinh phát triển từ trong thời kỳ bào thai, bao gồm nhiều nhóm bệnh lý khác nhau như bất thường nang tuyến bẩm sinh, khí phế thũng thùy bẩm sinh, u nguyên bào phổi - màng phổi, nang nguồn gốc phế quản, phổi biệt trí... Ngược lại, kén khí phổi thứ phát do các bệnh lý nguyên phát ở phổi như áp xe phổi, khí phế thũng, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), rách phổi do chấn thương, bệnh lý nhiễm trùng có tạo kén (nhiễm sán chó, nấm phổi...) hoặc hút thuốc lá trong thời gian dài.
Theo bác sĩ Minh Thủy, nhiều trường hợp bệnh không biểu hiện triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện trên phim chụp X-quan🍸g hoặc CT ngực. Một số bệnh nhân ho, khó thở, hụt hơi, ... dễ gây chẩn đoán nhầm sang hen suyễn, lao, phổi tắc nghẽn mạ♛n tính. Một số trường hợp đến viện khi có biến chứng như nhiễm khuẩn kén khí, vỡ bóng kén khí gây tràn khí màng phổi, có khi suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong.
Sau điều trị kén khí phổi, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều, trá▨nh hoạt động gắng sức hay tập thể dục c🥂ường độ cao. Bỏ thuốc lá, kiểm soát các bệnh lý đi kèm như viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, COPD... để ngăn ngừa tái phát.
Thu Hà
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi