- Xin ông cho biết tình hình lao động Việt Nam tại Malaysia hiện nay ra sao?
- Trừ số lao động làm trong lĩnh vực xây dựng, tình hình lao động Việt Nam tại Malaysia vẫn tương đối ổn định. Hiện có trên 70.000 lao động đang làm việc tại Malaysia và các cơ quan chức năng của Malaysia chưa chính thức phàn nàn với Đại sứ quán về lao động Việt Nam. Nếu so với thu nhập ở các vùng nông thôn của Việt Nam thì thu nhập của lao động Việt Nam ở đây vẫn cao hơn hẳn (tính bình quân mỗi tháng một lao động có thể tiết kiệm đư🐻ợc khoảng 150 USD).
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, công việc và thu nhập của một bộ phận lao động ta không ổn định, đặc biệt là trong ngành xây dựng (khoảng 700 người). Một số bị nợ lương kéo dài, một số không có việc làm, không được gia hạn hợp đồng sau 1 năm làm việc... Số người đã và sẽ bị mất việc trong những tháng tới sẽ là đáng kể vì một tỷ lệ khá lớn lao động ta làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Cuộ♏c sống của những người này hết sức khó khăn và họ rất mong được về nước sớm.
Một vấn đề nghiêm trọng khác là số lao động ta bị chết (hầu hết là đột tử) trong hai năm ta đưa lao động sang Malaysia đã lên tới gần 140 người. Đây l𝔍à tỷ lệ rất cao so với các nước khác đang có lao động làm việc ở 𒐪Malaysia.
- Phía Việt Nam đã chỉ đạo các doanh nghiệp tìm việc làm cho số lao động thất nghiệp này. Theo đánh giá của ông, khả năng tìm việc làm mới trong lúc này thế nào?
- Theo tôi khả năng tìm việc làm trong lúc này không đơn giản. Với chính sách khôn khéo của Malaysia, bạn luôn ở thế mạnh trong việc thuê lao động nước ngoài. Cụ thể là hiện có trên 1 triệu lao độn💙g Indonesia tại Malaysia, trong đó rất nhiều người làm việc bất hợp pháp và họ sẵn sàng chấp nhận làm với mức lương thấp. Họ theo đạo Hồi và không khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp với chủ Malaysia nên thích hợp hơn. Trong khi đó người lao động Việt Nam không biết tiếng, một số hay vi phạm kỷ luật lao động hoặc luật pháp Malaysia, không thể làm với mức lương quá thấp... nên khả năng cạnh tranh thấp hơn so với lao động nước ngoài.
- Theo ông, ngoài nguyên nhân giá thép tăng khiến các công trường xây dựng ở Malaysia bị thu hẹp hoặc tạm ngừng, có lý do nào khác dẫn đến tình cảnh lao động Việt Nam như hiện nay?
- Còn một số nguyên nhân khác là chính sáไch kinh tế vĩ mô của Chính phủ Malaysia có một số điều chỉnh. Trong đó việc tạm ngừng đầu tư vào các công trình, dự án chi phí quá lớn mà hiệu quả kinh tế chưa có ngay được (ví dụ công trình xây dựng nhà máy điện, cảng...) nên một số công ty xây dựng bị lao đao, thậm chí phá sản. Công tác thẩm định của các doanh nghiệp Việt Nam làm không kỹ nên tình hình trên thực tế khác xa với những điều kiện phía môi giới Malaysia giới thiệu trong hợp đồng. Một số môi giới và chủ Malaysia không đáng tin cậy, thậm chí đã lừa đảo lao động ta.
- Có thực tế là nhiều lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc theo con đường du lịch. Số này bị bắt và bị phạt tù khá nhiều. Xin ông cho biết số người bị bắt cũng như tình cảnh hiện nay của họ?
- Thực ra rất khó nắm được chính xác số lao động Việt Nam sang Malaysia theo con đường du lịch. Hiện nay, trong các nhà tù của bạn có 🌌khoảng 200 người Việt Nam gồm: lao động bất hợp pháp, lao động vi phạm pháp luật Malaysia, số ngư dân đánh cá vi phạm vùng biển Malaysia. Tình cảnh của những người này rất khó khăn.
Theo luật pháp Malaysia, người bị bắt nếu có số tiền nộp phạt là 10.000 ringgit (khoảng 2.600 USD) thì được tha. Nếu không có tiền nộp phạt thì bị phạt tù 3-6 ꦛtháng. Một số nam giới còn bị đánh 1-2 roi. Sau khi mãn hạn tù, về nguyên tắc họ được trả tự do và đưa về nước.
- Thời gian gần đây, rất nhiều lao động đến cầu cứu tại Ban quản lý lao động Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Hai cơ quan này đã có biện pháp gì giúp đỡ họ?
- Đại sứ quán nói chung và Ban quản lý lao động nói riêng đã thu xếp chỗ ăn, ở cho số lao động kéo đến cầu cứu. Nếu phía Malaysia không nhận, họ có nguyện vọng về 🌃nước và được công ty đưa sang đồng ý thì Đại sứ quán giải quyết các thủ tục với phía Malaysia và với các cơ quan chức năng của Việt Nam để cho họ sớm được về.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí của Đại sứ quán hết sức hạn chế và số cán bộ c𓃲ũng không đủ nên có nhiều trường hợp lao động ta bị phía chủ sử dụng Malaysia vi phạm hợp đồng mà Đại sứ quán và Ban quản lý lao động không thể hỗ trợ mộ🎐t cách có hiệu quả được.
- Để tiếp tục duy trì thị trường Malaysia, nâng mức thu nhập cho người lao động, theo ông lao động và cả doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục nhược điểm gì?
- Trước mắt, chúng ta phải ngừng đưa lao động sang làm trong lĩnh vực xây dựng vì rủi ro quá nhiều. Dù bị thiệt về kinh tế song phải đưa về nước những lao động không còn khả nă🦩ng tìm được việc vì nếu để họ ở lại sẽ bị cảnh sát bắt, đưa vào tù.
Để duy trì thị trường Malaysia, các doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ thị trường Malaysia, những mặt thuận lợi cũng như khó khăn đã đang và sẽ gặp phải để tìm cách giải quyết. Ví dụ Malaysia không quy định mức lương tối thiểu mà để thị trường quyết định và đây là yếu tố bất lợi cho lao động vì phía bạn luôn tạo ra được sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhân công các nước đang làm việc tại Malaysia. Về pháp lý, phía bạn chưa thừa nhận cán bộ do doanh🉐 nghiệp Việt Nam đưa sang làm công tác quản lý nên họ không đủ tư cách pháp nhâꦚn giải quyết những tranh chấp giữa lao động với chủ hoặc với môi giới Malaysia. Doanh nghiệp phải thẩm định kỹ càng trước khi ký hợp đồng, phối hợp chặt chẽ với địa phương để tăng cường chất lượng lao động tuyển chọn (không nên chạy theo số lượng vì hậu quả sẽ khôn lường). Cuối cùng là đẩy nhanh công tác đào tạo nghề cho lao động để họ có thu nhập cao hơn, hạn chế việc chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt.
Về phía người lao động, phải nhanh chóng khắc phục những nhược điểm như không biết ngoại ngữ, không nắm được phong tục, tập quán của đạo Hồi, kh🦋ông hiểu rõ luật pháp, luật lệ của n🦂ước bạn. Một số người kỷ luật lao động kém, hay đánh nhau, uống rượu, đình công... Người lao động không nên kỳ vọng nhiều vào thu nhập cao ở thị trường này vì tuy là thị trường dễ tính, song điều kiện ăn ở, làm việc và nhất là thu nhập khó khăn hơn nhiều so với các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Như Trang