Ảnh minh họa: Brick. |
Ngân cho biết, khoảng một tuần trước, cô phát hiện mình bị hôi miệng. Nghĩ do thức ăn thừa bám lại chân răng, cô đã đánh răng rấ♕t kỹ, ngày 3 lần, sử dụng nước súc miệng nhưng vẫn không ăn thua. Cô không dám tiếp xúc, trò chuyện nhiều vì sợ mọi người phát hiện mình bị hôi miệng.
"Tự dưng thấy hơi thở hôi quá làm mình mất tự tin. Đến cả đi chơi với người yêu cũng không dám đi. Nếu có hẹn gặp ai thì trước đó phải dành đến 15 phút đánh răng kỹ, nhai kẹo cao su, súc miệng, đủ thứ. Chỉ có mấy tuần mà mình đã bị ám ảnh sợ ♔ai đó nói ღchuyện với mình mà phải bịt mũi", Ngân tâm sự.
Theo bác sĩ, cô bị viêm amidan mà không hề b✃iết. Bề mꦇặt amidan lấm tấm mủ là nguyên nhân khiến hơi thở của Ngân tự nhiên có mùi lạ. Chỉ cần chữa khỏi viêm amidan là hơi thở sẽ hết mùi hôi.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai,꧋ Mũi, Họng Trung ương cho biết, răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ dẫn đến chứng hôi miệng. Ở một số người, hơi thở có mùi hôi nhưng chỉ tồn t✨ại trong thời gian ngắn.
Chẳng hạn, mỗi sáng thức dậy nhiều người thấy miệng có mùi hôi là chuyện bình thường. Lý do là khi ngủ nước bọt tiết ra ít, vi khuẩn tự ꦅdo hoạt động sinh ra nhiều mùi hôi. Chỉ cần đánh răng, ăn sáng mùi hôi sẽ tự𒐪 hết. Ngoài ra, việc ăn một số thức ăn như hành, tỏi, trứng... cũng sẽ khiến miệng bị hôi nhưng chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. Một số thuốc uống cũng gây hôi miệng tạm thời như thuốc cảm, dị ứng, cao huyết áp...
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Dinh, người bệnh không vì thế mà chủ quan vì hôi miệng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. 50% các bệnh về tai, mũi, họng và 90% bệnh về răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng.
Người bị viêm amidan và viêm xoang cũng gây ra triệu chứng hô🌜i miệng. Trường hợp của Nhiên, 18 tuổi ở Vĩnh Phúc là một ví dụ. Khoảng 2 tuần trở lại đây, 🦹tự dưng hơi thở của cô gái có mùi hôi rất nặng. Nhiên luôn thấy khổ sở, tự ti, nói chuyện với ai cũng không dám thở mạnh. Cô cũng không hiểu vì sao tự dưng mình lại bị hôi miệng.
Đến khi đi khám, bác sĩ mới phát hiện Nhiên ꧋bị viêm xoang 💫nặng. Quanh vùng họng của cô gái, mủ đọng thành dòng nhưng bệnh nhân không khạc ra được. Đây là nơi các vi khuẩn xâm nhập vào khiến hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, cô còn bị viêm nha chu nên miệng càng có mùi hôi nặng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết, những người bị viêm amidan, viêm xoang rất hay có đờm, túi mủ ở trong họng, mũi. Đây chính là ổ chứa của hàng nghìn con vi khuẩn. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn n𒁏ày có thể xâm nhập qua đường họng vào máu gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi...
Bác sĩ Bạch Dương, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia cũng chia sẻ, hôi miệng là biểu hiện của bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Những túi mủ quanh chân răng🧔 là "ổ vi khuẩn" khiến hơi thở có mùi nồng nặc. Tuy nhiên, các bệnh này thường phát triển rất thầm lặng nên nhiều người bệnh không biết.
Cũng theo bác sĩ Dương, nhiều người thường bỏ qua triệu chứng hôi miệng vì không nghĩ đây là biểu hiện của 🎃bệnh. Chỉ đế🐬n khi thấy đau lợi, chảy máu nhiều khi đánh răng người bệnh mới tìm đến bác sĩ. Giai đoạn này, bác sĩ có thể làm thủ thuật hút hết mủ, người bệnh không còn bị hôi miệng.
"Tuy nhiên, có người lợi đã bị hủy hoại, răng mất chức năng nhai, nghiền. Có trường hợp phải nhổ c🀅ả răng để làm răng giả. Chi phí rất tốn kém", bác sĩ Dươn𒅌g cho biết.
Còn Tiến sĩ Dinh khuyến cáo, các lo𝓰ại nước súc miệng, kẹo thơm... chỉ có tác dụng giảm mùi hôi miệng trong một thời gian nhất định. Thậm chí là phản tác dụng nếu dùng dung dịch súc miệng chứa cồn. Điều này sẽ gây khô miệng, khiến tình trạng hôi miệng càng trở nên trầm trọng hơn.
"Muốn chữa được tận gốc bệnh hôi miệng phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Có người bị hôi miệng 10 năm, nhưng đi khám không đúng chuyên khoa, uống thuốc mãi vẫ𒀰n không khỏi",🔯 Tiến sĩ Dinh nói.
Để phòng bệnh, mỗi người cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Kiểm tra răng miệng sáu tháng ﷺmột lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế ăn nhiều hành, tỏi, hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu chứng hôi miệng vẫn còn thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.
Phương Trang