Sáng 6/11/1979, sau tiếng mìn nổ rung đồi Ông Tượng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ném viên đá xuống lòng sông Đà, khởi công xây dựng thủy điện Hòa Bình. Cuối năm 1988, tổ máy đầu tiên phát điện. Bảy tổ máy còn lại lần lượt hoạt động sáu năm sau đó. Năm 1994, nhà máy khánh thành. Công trình thủy điện lớn nhất Việt 🔯Nam và Đông Nam Á trong thế kỷ XX hoàn thành sau 15 năm xây dựng. Đã 40 năm trôi qua, ký ức về sự khởi nguồn của việc ra đời nhà máy thủy điện này vẫn hằn sâu trong những người từng tham gia thi công công trình.
Mùa t🐬hu năm 1971, miền Bắc trải qua trận đại hồng thủy "250 năm mới gặp một lần". 400 km đê vỡ, 500 nghìn ha lúa mất trắng. Nước sông Hồng dâng xấp xỉ mặt cầu Long Biên. Ngành giao thông phải điều một đoàn tàu chở đá hộc lên trấn giữ mặt cầu để không bị lũ cuốn phăng.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi đó đưa đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô đi thị sát lụt ở Hà Bắc. Đứng trên triền đê ♎nhìn ra mênh mông nước, ông mong muốn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một công trình để cắt lũ cho đồng bằng sông Hồng. "Xây dựng thủy điện" - Chủ tịch Hội đồng Xô viết Tối cao Nikolai Podgorny khi ấy t🦹rả lời. Cuộc viếng thăm diễn ra vào tháng Tám, thì tháng Mười, đoàn chuyên gia Liên Xô cùng thiết bị sang Việt Nam chuẩn bị khảo sát.
Ngày 5/10/1971, mũi khoan đầu tiên của chuyên gia Liên Xô cắm vào lòng sông Đà, mở đầu công cuộc thăm dò, chọn tuyến suốt 6 năm. "Mục đích đầu tiên khi xây dựng thủy điện Hòa Bình là để trị thủy sông Đà, rồi mới đến vấn đề năng lượꦚng. Trị thủy sông Đà nghĩa là trị thủy sông Hồng, cắt lũ cho đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ Thủ đô", ông Thái Phụng Nê, cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng lý giải.
Con sông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy dọc miền Tây Bắc Việt Nam trên chiều dài 543 km. Lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa lũ chênh lệch lớn khiến 🎐đáy sông hàng năm luôn luôn biến đổi. Số liệu thủy văn năm 1971 thống kê chênh lệch tới 24 lần, khi lưu lượng nước mùa khô đạt 610 m3/s, còn mùa lũ vọt lên 14.800 m3/s. Sông Đà là phụ lưu chính, "đóng góp" gần 70% lưu lượng lũ sông Hồng. Hơn một nửa tổng lưu lượng lũ của sông Hồng lại đổ về Hà Nội - "thủ phạm" chính làm vỡ đê, gây ra lụt lội những năm 1945, 1971. Muốn trị🦋 thủy sông Hồng thì phải "trị" được sông Đà. Nhưng con sông bất trị cũng có tiềm năng kinh tế lớn. Riêng trữ năng của dòng chính trên 30 tỷ kWh, chiếm một phần ba trữ năng kinh tế thủy điện cả nước.
Từ những năm 1940, người Pháp đã lên kế hoạch khai thác sông Đà sau khi hoàn thành đánh chiếm miền Tây Bắc. Sở Địa chất Đông Dương đặt những mũi khoan thăm dò đầu tiên xuống lòng sông, từ thị xã Hòa Bình lên tận Chợ Bờ, Suối Rút. Con sông "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh", núi đá sừng sững hai bên bờ, nhưng dưới lòng sông lại có một lớp phù sa dày tới 60 mét. Dưới cùng là hỗn hợp cuội sỏi, tới lớp cát thô rồi cát mịn. Trình độ công nghệ lúc đó chưa đủ khả năng xử lý lớp phù sa này để xây đập thủy đ🅺iện. Người Pháp mới kết luận "Sông Đà bất trị".
Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Trung ương cũng sớm lên kế hoạch trị thủy, lập Ủy ban trị thủy và khai thác sông ꧋Hồng năm 1959. Các đội khảo sát địa chất địa hình đi thăm dò lòng sông, xây trạm thủy văn theo dõi lượng nước mùa khô lẫn mùa lũ. Những năm 1960 – 1970, Ủy ban đặc biệt lưu ý quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà với 4 nhiệm vụ chính: chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ; khai thác thủy năng phát triển kinh tế xã hội; phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và phát triển giao thông đường thủy. Trước khi người Liên X🐲ô bắt tay vào việc, các chuyên gia Trung Quốc cũng đã thử khoan thăm dò và lắc đầu bó tay "Không thể làm được đập thủy điện trên sông Đà".
Từ 1971, các chuyên gia địa chất Liên Xô và Việt Nam đã liên tục khoan thăm dò để chọn vị trí xây dựng đập thủy điện. Nơi được chọn phải bố trí được nhà máy, thân đập và tạo ra một hồ chứa có dung tích chống được trận lũ năm 1971. Những mũi khoan chọc xuống lòng sông đều gặp lớp cát lẫn phù sa. Cho tới năm 1977♏, đoàn khảo sát chọn được sáu tuyến, từ thị xã Hòa Bình lên tới Suối Rút, trên một quãng sông dài 40 km. Tuyến đầu là Suối Rút, xuất phát từ chân cao nguyên Mộc Châu; tuyến hai là suối Hoa từ Thanh Hóa đổ về sông Đà. Tuyến thứ ba là Chợ Bờ; tuyến thứ 4 là Hiền Lương; tuyến thứ 5 là Hòa Bình trên và cuối cùng là Hòa Bình dưới.
So sánh khối lượng xây dựng, cuối cùng hai tuyến "khả thi" được chọn là "Hòa Bình trên" và "Hòa Bình dưới". Tuyến trên cách thị xã Hòa Bình khoảng 6 km, địa hình hẹp, hiểm trở. Khi thi công không bố trí được mặt bằng cho công trường, khó vận chuyển nguyên vật liệu. Tuyến dưới cách thị xã gần 2 km, gần đồi Ông Tượng. Nơi này tương đối bằng phẳng, dễ tập kết vật liệu, xây dựng nhà ở lẫn công trình phụ trợ cho công trường.♑ Dòng sông tới đây gặp dãy núi Ông Tượng liền uốn khúc, thu hẹp lại còn gần 300 mét, thích hợp làm thân đập, vai đập.
Viện Thiết kế thủy công Baku thuộc Cộng hòa Azerbaijan – đơn vị được Liên Xô giao nhiệm vụ lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình chọn phương án Hòa Bình trên. Bởi "tuyến dưới có một dãy đá vôi cắt ngang từ lòng hồ xuống hạ lưu, có nhiều hang hốc xử lý phức tạp". Còn Viện Th☂iết kế thủy công Moscow chọn tuyến Hòa Bình dưới. Viện trưởng Nikolai Aleksandrovich Malyshev nói Liên Xô có đủ chuyên gia và trình độ để xử lý tuyến đá vôi đó. Ông là kỹ sư trưởng 🍸thiết kế đập thủy điện Aswan trên sông Nile, Ai Cập. Đập này có đặc điểm địa chất gần như lòng sông Đà ở Hòa Bình với lớp phù sa dày gần 170 mét. Việt Nam đồng ý chọn tuyến Hòa Bình dưới.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã chốt được địa điểm và dần mọc lên. Tháng 4/1994, khi tổ máy cuối cùng hòa lưới điện quốc gia, thì đường dây 500 kV mạch 1 từ trạm Hòa Bình vào đến Phú Lâm, TP HCM cũng chuẩn bị đưa vào vận hành. Mạch điện xương sống nối hệ thống điện ba mi💝ền đã giải quyết tình trạng thiếu điện trầm trọng cho miền Trung và miền Nam. Thủy điện Hòa Bình đã sản xuất gần 230 tỷ kWh điện trong suốt 30 năm qua.
Công trình thủy điện đánh dấu rất nhiều những "lần đầu tiên" trong lĩnh vực xây dựng công trình của Việt Nam. Tám 💎tổ máy và các công trình phụ trợ lần đầu thi công ngầm, lắp đặt trong lòng quả đồi 206, chỉ có thân đập là lộ thiên. Con đập cao 128 m, dài 743 m lần đầu tiên dùng phương pháp màn chống thấm. Các chuyên gia đã khoan phun xi măng, phụt vữa sét, tạo nên một lớp màn chống thấm, kết dính cát cuội dưới lòng sông. Kỹ thuật này giúp bảo vệ thân đập trước cơn địa chấn mạnh cấp 8, bởi sông Đà chảy qua vùng địa chất có nguy cơ động đất mạnh nhất Việt Nam.
Đập ngăn sông tạo nên một hồ chứa nước có dung tích 9,8 tỷ m3. Đập xả tràn có 12 cửa xả đáy và 6 cửa xả mặt. Năng lực xả tối đa 35.400 m3/s, tương đương lưu lượng lũ sông Hồng trong cơn hồng thủy 1971. Năm 1996, lũ thượng nguồn đổ về với lưu lượ𒈔ng 22.650 m3/s. Thủy điện mở 7 cửa xả, cắt lũ, giữ an toàn cho hạ du và☂ đồng bằng Bắc Bộ.
Nhiều năm sau này, tiến 🐼sĩ🐬 Thái Phụng Nê vẫn tâm niệm việc xây dựng công trình trong lúc đất nước bốn bề khó khăn là một quyết định táo bạo của Trung ương. Ông nhớ đến ý kiến của cố Tổng bí thư Lê Duẩn thời điểm ấy, rằng phải tranh thủ bởi không ai ngoài Liên Xô có thể giúp Việt Nam xây dựng công trình ấy. Và chắc rằng, "bạn giúp đến đó còn lại thì mình cũng phải tự lực". Liên Xô đã cung cấp từ thiết kế kỹ thuật, chuyên gia, đến thiết bị cho công trình.
"Thế hệ chúng tôi đi x🔯ây dựng công trình thế kỷ với niềm tin chưa biết thì chuyên gia Liên Xô sẽ dạy cho biết, rồiꦅ mình sẽ làm được. Và thực tế bây giờ mình đã làm được", ông Nê giãi bày.
Đại công trường thủy điện Hòa Bình đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ quản lý, thiết kế, kỹ sư xây dựng đến những công nhân lành nghề. Hàng vạn thanh niên mới học xong phổ thông, được "ném" vào ওcái lò đào tạo ấy đã trở thành công nhân đào hầm, khoan lộ thiên, khoan hầm. Lớp kỹ sư mới ra trường có nơi thực hành, biết xử lý màn chống thấm. Đội ngũ ấy sau này tiếp tục xây dựng đường dây 500 kV Bắc Nam, thủy điện Sơn La, hầm đèo Hải Vân...
Hoàng Phương