Nuôi trùn quế lai bằng rác thải sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường và tạo sản phẩm ứng dụng trong nông nghiệp
Cá nhân: Trần Thị Hương Giang
LĨNH VỰC MôI TRườNGCá nhân: Trần Thị Hương Giang
LĨNH VỰC MôI TRườNGGiới thiệu sản phẩm:
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người/ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Xử lý rác thải như thế nào để giảm thiểu tác động lên môi trường và tận dụng các chế phẩm từ rác đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đã có nhiều biện pháp xử lý ♋rác thải được thực hiện. Tuy vậy, rác thải nói chung và rác hữu cơ nói riêng vẫn là vấn đề nhức nhối vì chưa có hướng giải quyết triệt để và do ý thức người dân chưa cao. Các loại rác thải hữu cơ bị người dân vứt tràn lan, gây mùi hôi khó chịu, đồng thời làm lan truyền nhiều mầm bệnh cho sinh vậ🔯t. Một thực trạng nữa đó là người dân lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cho vườn cây trồng mà không ý thức được tác hại mà nó mang lại. Nhiều người dân vẫn còn mang cây trồng, cỏ đã được cắt bỏ vứt xuống kênh rạch, xem dòng kênh là bãi đổ rác. Tại thị trấn Lương Bằng có các khu công nghiệp, ngày càng chịu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa. Mặt khác, số lượng dân số cơ học tăng nhanh trong những năm qua nên số lượng rác thải hữu cơ ngày càng tăng cao điều đó đã đặt cho chúng em vấn đề: (1) Tại sao không thiết kế ra một mô hình xử lí rác thải hữu cơ vừa đơn giản mà lại rẻ tiền phù hợp với thu nhập của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp (như những người công nhân)? (2) Học sinh có thể tham gia vào quy trình này ngay tại gia đình và khu dân cư hay không? Sau khi trình bày ý tưởng trên với các thầy cô giáo, chúng em với sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Hương Giang giáo viên môn Sinh học ở trường, nhóm em đã thiết kế được mô hình xử lí rác thải đáp ứng được mục tiêu trên. Đề tài có tên là: ”Nuôi trùn quế lai bằng rác thải sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường và tạo sản phẩm ứng dụng trong nông nghiệp”.
Tính năng cơ bản:
a. Làm men vi sinh IMO gốc. Chuẩn bị nguyên liệu: - Nước: 20 lít. (Nếu dùng nước máy thì phải để nước ra thau trước một ngày cho bay khí clo) - Men rượu: 2 quả ( dã nhỏ) - Sữa chua: 3 hộp có đường hoặc không đường - Chuối chín: 3 quả bóc vỏ và bóp nát. - Đường phèn: 2 kg (hoặc rỉ mật). - Cám gạo: 0.5 kg Tất cả các loại trên đổ vào 1 thùng khuấy đều 15 ngày, mỗi ngày một lần. Sau 15 ngày có men vi sinh gốc IMO. Vào mùa hè có thể 10 ngày dùng được. Tiếp tục nhân men vi sinh gốc với các thao tác và nguyên liệu tương tự. Bên cạnh việc tự chế biến nguồn men từ những vật liệu rất quen thuộc ở vùng nông t🥀hôn thì có thể tìm mua men IMO có sẵn trên thị trường. Lưu ý: Trong trường hợp có ít lượng thức ăn chúng ta có thể giảm tỉ lệ ủ men giống và các nguyên liệu tương đương. b. Xử lý rác hữu cơ để làm thức ăn cho trùn. Ngâm rác hữu cơ với men vi sinh trước độ 2 – 3 ngày để cho rác mềm ra và phân giải một phần. Giúp cho trùn dễ dàng ăn và hấp thụ được tốt hơn. Rác hữu cơ trong sinh hoạt gia đình thông thường là cơm thừa, rau, hoa quả (không có vỏ cay) Rác hữu cơ trong trường học có thể là lá và giấy cũng có thể là nguồn nguyên liệu để phân huỷ. Trên quy mô trang trại thường tận dụng các nguồn rác hữu cơ là phân các loại động vật: Trâu, bò, lợn … Đồng thời phải xây dựng bể chứa và ủ phân. c. Quá trình cho trùn ăn. Cho ăn theo từng mô hoặc rãnh đảm bảo diện tích bao phủ 50 – 60% bề mặt, còn lại là để cho trùn hô hấp trao đổi khí. Sau khi cho trùn ăn độ 2 – 3 tiếng mở nắp ra kiểm tra nếu thấy trùn tụ lại ở những chỗ thức ăn thì có nghĩa là thức ăn phù hợp với trùn. Sau độ 2 – 3 ngày cho ăn ta mở nắp ra kiểm tra, nếu ♋trùn ăn hết thức ăn cho lần trước thì ta tiến hành cho ăn tiếp. Lần cho ăn sau không được cho ăn trùng với vị trí lần trước, cho ăn so le như vậy sẽ giúp trùn hoạt động khắp bề mặt cũng như độ ẩm đồng đều trong thùng nuôi. Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra độ ẩm cũng như nhiệt độ của thùng nuôi để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Chú ý các loài thiên địch như chuột, cóc, kiến, dễ nhũi … vào ăn trùn. d. Dùng lưới đen che ánh sáng. Vì trùn sợ ánh sáng, chỉ ăn trong bóng tối. Nên sau khi cho ăn phải che đậy bằng lớp vải hoặc lưới màu đen như thể trùn sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. - Sau khoảng 30 – 45 ngày có thể thu hoạch một lứa. Trùn sinh sống trong tầng sinh khối dày khoảng 10cm từ mặt thoáng xuống. Sau mỗi lần thu hoạch Trùn không bị thu hết hoàn toàn mà còn lại trùn nhỏ và trứng vẫn còn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản cho vòng tiếp. - Phân trùn ở tầng dưới cùng, khi nào thấy lượng phân nhiều thì tiến hành Trong quá trình nuôi 20kg trùn sinh khối có khoảng 300- 400 con trùn với các kích thước khác nhau có trọng lượng khoảng 1 kg và có thể phân huỷ được 0.5 kg rác hữu cơ mỗi ngày. Trung bình một tháng thu hoạch được 1,5 – 2 kg/1 m2 . Nếu để mật độ trùn quá dày, diện tích bé thì trùn bò đi. Từ số liệu điều tra trung bình rác hữu cơ của một hộ gia đình khoảng 0.5 kg rác hữu cơ/1 ngày. Như vậy việc nuôi trùn có thể đáp ứng và tận dụng triệt để rác hữu cơ tại gia đình. Đồng thời nuôi trùn còn mang lại nhiều hiệu quả, ý nghĩa khác. Lượng phân trùn thu được trong một tháng khoảng 10 kg /1 m2 . Trùn xử lý rác hữu cơ chuyển hóa thành phân trùn. Phân trùn không gây mùi hôi thối, chứa hàm lượng chất lương hữu cơ nhiều, đa dạng vi sinh vật hữu ích từ ruột con trùn theo phân ra ngoài. Phân trùn chứa axit Humic, N-P-K(đạm, lân, kali), các loại vi chất vi khác giúp cho cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, đồng thời còn có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi độ pH quá cao hoặc thấp. Phân trùn góp phần làm giảm mức sử dụng phân hoá và sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những khu vực nước bị ô nhiễm, nếu nuôi trùn cũng làm sạch được môi trường nước. Sản phẩm của phân trùn thu được sau khi ủ để giảm ẩm, tiêu diệt trứng trùn có thể trồng rau, hoa… ngay tại hộ gia đình.
Xuất xứ sản phẩm:
Trại Giun quế Gia An💦- Mai Động- Kim Động- Hưng Yên
Mô tả cơ bản:
5.1.Đặc điểm sinh học trùn quế lai (Ấn Độ)
51.1. Trùn quế lai là gì?
Tên khoa học 💧là AFRICA NIGHT-CRAWLERS hay nước ngoài còn gọi 1 tên khác là COMPOST WORM. Trùn lai rất có ích trong việc🗹 xử lý rác thải từ
quy mô gia đình đến quy mô công nghiệp.
Trùn lai là lựa chọn tối ưu cho tất cả chúng ta vì năng suất cao, dễ nuôi, có thể nuôi trong thùng xốp thùng nhựa, chậu cây… dễ chăm sóc. Nếu chúng ta dùng để sản xuất phân bón thì tuyệt vời vì thân🃏 chúng to, ăn nhiều nên mau ra phân. Đó là lý do tại sao trùn lai ngày nay lại đ🀅ược bán giá rẻ hơn 10% so với trùn quế.
Trùn quế lai đang ngày càng được mở rộng tại nhiều nơi trong cả nước, vì trùn quế là giống vật nuôi dễ nuôi, hầu như ai cũng có thể nuôi được. Với chi phí thấp để đầu tư chuồng trại và con giống, con giống thì chỉ đầu tư một lần, chuồng trại thì đầu tư không quá kiên cố. Nhưng những l🔴ợi ích mà trùn quế mang lại làm cho bao nhiêu người mong muốn nuôi để sử dụng.
5.1.2. Đặc điểm của Trùn quế lai
Kích thước tương đối to, dài khoảng 15-20 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,2 - 0,4 cm, có màu mận chín, màu nhạt dần về phía bụng, lưng có ánh kim hai đầu hơi nhọn.
Trùn quế lai là loại hô hấp qua da nên chú ý thùng chứa phải có oxy trao đổi bên ngoài không làm thùng kín gây ngạt trùn. Trùn rất nhạy cảm, chúng có phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế lai loại to từ 20 – 270 C, độ ẩm thích hợp là 60 – 70%. Chúng rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có pH ổn định (khoảng 7 – 7,5).
+ Không để mật độ trùn dày quá gây hiện tượng trùn bò đi khỏi thùng chứa gây thất thoát trùn. Vì trùn quế là loại mồi yêu thích của rất nhiều động vật chú ý như gà, chim, cóc..... nên cần phải nuôi ở chỗ thích hợp.
Thức ăn cho trùn quế lai
STT |
Nguồn gốc thức ăn |
Tên rác |
1 |
Tinh bột |
Cơm, gạo, bánh mỳ, bã sắn dây... |
2 |
Xenlulozo |
Vỏ trái cây, rau, hoa quả, giấy, bã đậu… |
+ Gồm các loại hoa quả thối: táo, xoài, mít đặc biệt dưa hấu là thức ăn ưa thích của trùn 𒁏. Ngoài ra các loại phân như phân trâu, bò, lợn đã qua xử lý men cũng là nguồn thức ăn thích hợp của trùn.
Lưu ý:
– Không nên cho trùn ăn phân thải vật nuôi🎉 chưa qua xử lý, các lo🍌ại phế thải hữu
cơ có mùi hôi thối, nhiều ruồi nhặng
– Không nên cho trùn ăn vỏ các loại hoa quả có múi( có vị cay, tinh dầu), cá🥂c loại lá có c🅰hất độc…
– Cần loại bỏ bớt nước tiểu của vậ🍷t nuôi vì trong nước tiểu chứa nhiều acid uric có hại cho trùn quế
– Không cho trùn ăn các loại thức ăn đóng tảng chặt (phải làm tơi xốp), vì trùn khó hoạt động và không ăn💙 được thức ăn.
5.1.3. Đặc điểm trùn quế lai so với các loại trùn quế khác
Để có thể phân biệt được trùn quế lai so với các loại trùn khác chúng ta có thể nhìn kích thước của chúng. So với trùn quế thông thường, trùn quế lai to gấp 3 đến 5 lần. Loài trùn này còn sinh෴ sản rất tốt và nhanh,🅰 giúp người nuôi nhanh chóng thu được năng suất cao.
Về màu sắc, trùn quế lai không đỏ tươi như trùn quế mà sẽ có tùy từng giai đoạn phát triển. Ban đầu sẽ có màu hồng nhưng khi trưởng thành sẽ có mà💦u nâu hơn, càng 🦋lớn, màu da trùn sẽ càng sậm hơn.
Cùng một mét vuông đất, trùn lai luôn cho năng suất cao hơn, khoảng 2,5 đến 3kg trùn 1 tháng, trong khi trùn quế chỉ đạt 1- 1,5 kg. Những ai nuôi trùn chú trọng vào năng suất được khuyến cáo nên lai.
Trùn quế lai thích nghi rất tốt với nhiều loại môi trường đất khác nhau. Ta có thể nuôi chúng trong những chậu nhỏ, thùng nhựa. Thậm chí, trùn quế lai còn có thể sống trong những thùng xốp bạn đang trồng hoa, rau, củ. Chính vì ưu điểm này mà trùn quế lai rất được ưa chuộng.
Ngoài ra, loại trùn này cũng không quá kén môi trường như trùn quế và có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau. Kể cả với những loại đất khô, cằn, trùn quế lai cũng có tác dụng cải tạo rất tốt. Loại trùn này ăn rất khỏe, chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, trùn có thể thải ra lượng phân lớn, giúp đất được cải thiện nhanh chóng. Đất có sự kết hợp của trùn quế lai trở lên tơi xốp hơn, có độ keo cao và đặc biệt có nhiều các yếu tố vi sinh có lợi cho cây trồng. Như vậy, so với trùn quế thông thường, trùn quế lai thường được bà con nông dân ưa chuộng và ưu tiên hơn trong việc cải thiện nhanh chóng đất, t♓húc ꦦđẩy năng suất
cây trồng.
Một điều nữa chúng ta cũng cần phải nhắc tới đó là giống trùn quế lai rẻ hơn so với trùn quế thông thường. Ngoài ra, trong quá trình nuôi dưỡng, loại trùn này cũng không tốn quá nhiều thời gian, công sức cũng như những nguyên vật liệu phức tạp. Cùng với đó, trùn quế lai còn cho thu hoạch nhanh chóng chính vì vậy giúp người nuôi thu được kết quả như ý mà vẫn tiết kiệm được thời gian. Với những hộ kinh doanh, việc chọn nuôi trùn quế lai cũng sẽ mang l♔ại những lợ🅺i ích kinh tế lớn trong thời gian ngắn.
5.2.1. Những công việc chuẩn bị khi thực hiện giải pháp
- Phân loại rác: Chọn lấy rác có thành phần hữu cơ như: cơm, bánh mì, rau, lá cây, vỏ rau củ quả…. Lưu ý các⛦ tránh các loại rau thơm ,vỏ trái cây có tinh 🥀dầu như vỏ cam, bưởi.
- Dụng cụ:
+ Thùng nuôi trùn làm b🧜ằng nhựa hoặc tận dụng bằng xốp đã đục lỗ dưới đáy để róc nư🌺ớc thải hữu cơ.
+ Lưới nhựa hoặc vải màn để lót đáy thùng, 1 mảnh vải đen để che sau khi cho ă🐻n.
+ Thùng nhựa để ủ men gốc và các nguyên liệu kèmও theo.
+ Thùng nhựa để đựng và xử lý rác hữ⛦u cơ trong sinh hoạt hàng ngày (tận dụng các thùng sơn sẵn có).
- Mua trùn sinh khối tại trang trại trùn: Tiến hành bỏ trùn sinh khối bao gồm: trùn bố mẹ, trùn con, trứng trùn và phân trùn vào thùng đựng. Mỗi thùng như trên cần từ 15 – 20 kg trùn sinh khối. Sau khi thả xong ta bôi một ít dầu rửa bát xung quanh miệng thùng để đề phòng trùn ở môi trường mớiඣ sẽ bỏ đi, lưu ý tránh để dầu rơi xuống phần sinh khối đã thả sẽ làm hại tới trùn.
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
- Phân loại rác: Chọn lấy rác có thành phần hữu cơ như: cơm, bánh mì, rau, lá cây, vỏ rau củ quả…. Lưu ý các tránh các loại rau thơm ,vỏ trái cây có tinh dầu như vỏ cam, bưởi.
- Dụng cụ:
+ Thùng nuôi trùn làm bằng nhựa hoặc tận dụng bằng xốp đã đục lỗ dưới đáy để róc nước thải hữu cơ.
+ Lưới nhựa hoặc vải màn để lót đáy thùng, 1 mảnh vải đen để che sau khi cho ăn.
+ Thùng nhựa để ủ men gốc và các nguyên liệu kèm theo.
+🍎 Thùng nhựa để đựng và xử lý rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày (tận dụng các thùng sơn sẵn có).
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: 1 năm
Số người tham gia làm: 3
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 6 tháng
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Nông nghiệp
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
- Thứ nhất, chi phí để thực hiện đề tài này rất thấp, ít tốn kém, không cầu kì, phức tạp, dễ làm rất nhiều so với các biện pháp xử lí rác khác. - Thứ hai, thức ăn nuôi trùn chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ rác hữꦰu cơ ( rau, củ, hoa, quả, vỏ trái cây bỏ, rơm rạ, cơm thừa, phân gia cầm…) rất dồi dào và có sẵn ở mọi hộ dân. - Thứ ba, nuôi trùn ít bị bệnh, không yêu cầu kĩ thuật cao ai cũng có thể thực hiện được, ít rủi ro, sớm có kết quả. - Thứ tư, có thể áp dụng cho từng hộ gia đình nhỏ đồng thời giảm lượng lớn rác phải thu gom và xử lý như hiện nay ở mỗi địa phương. Từ đó giúp giảm ô nhiễm môi trường một cách đáng kể cho người dân. Đồng thời đẩy mạnh việc phân loại rác thải đầu nguồn tại các hộ gia 𒀰đình. - Thứ năm, ngoài việc thu được phân trùn tốt cho quá trình trồng trọt thì mô hình còn giúp những hộ dân tham gia mô hình nuôi trùn quế nuôi đem lại đó chính là tạo ra nguồn thức ăn giàu đạm cho các loại vật nuôi từ con trùn thành phẩm. Với hàm lượng đạm thô chiếm tới 70% trọng lượng khô tương đương với bột cá khô vẫn thường được dùng làm thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện nay. Nhưng điều đặc biệt mà trùn quế lai có được đó là nó hội đủ 12 lọai axit amin, vitamin, chất khoáng thiết yếu giúp cho vật nuôi khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh từ đó giúp cho chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đấy giá thành trùn hiện nay khoảng 50 000 đồng /kg, của phân trùn 3 000 000 đồng/ tấn, phân trùn ép khô có giá khoảng 25 000 đồng/kg đã đem lại lợi nhuận tương đối lớn.
Tính ứng dụng:
- Ứng dụng mô hình nuôi trìn quế lai tại các địa phương có ngành chăn nuôi phát triển nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ phân động vật. - Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu để tạo ra sản phẩm🍒 dịch trùn quế chất lượng, ổn định và đủ các tiêu chuẩn kiểm định. - Tiếp tục nghiên cứu để tạo nền tảng cho các phương án xử lí rác hữu cơ khác. - Áp dụng giải pháp nghiên cứu tại các trường học, nhiều hộ gia đình.
Tính hiệu quả:
Chi phí thực hiện cho giải pháp - Giun sinh khối: 200 000 đồng/ 20 kg - Nguyên liệu pha men giống IMO: 25 000 đ🦩ồng - Thùng nhựa: 25 000 - Lưới nhựa: 20 000 Tổng chi phí cho dự án: 270 000
Tiềm năng phát triển:
- Dự án mang tính khả thi, dễ thực hiện, ít tốn kém. - Tạo điều kiện cho HS học tập bằng phương pháp trải nghiệm thực tế. - Đề xuất được phương pháp xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình, các khu dân cư bằng trùn quế lai. - Qua thực nghiệm sử dụng phân trùn quế lai trồng rau chúng em nhận thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt không cần bổ sung các loại phân bón hóa học, ít bị sâu bệnh …Vậy cây trồng đạt năng suất cao và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Ngoài ra, sinh khối trùn quế lai giàu dinh dưỡng, có thể làm thức ăn cho vật nuôi…. - Nâng cao trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ môi trường. Bên cạnh đấy phải đề cập tới điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp như: - Xử lý rác thải sinh hoạt, góp phần xử lý rác và bảo vệ môi trường - Dễ áp dụng, áp dụng ngay tại hộ giaꦡ đình - Sử dụng sản phẩm nuôi trùn quế lai trong nông nghiệp đem lại hiệu quả cao, ngay tại hộ gia đình phù hợp với cư dân tại đô thị….