Sản xuất tơ sợi từ lá cây lưỡi hổ để làm tóc giả và một số sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường thay thế tơ sợi nilon tổng hợp
Cá nhân: Trần Thị Quỳnh
LĨNH VỰCCá nhân: Trần Thị Quỳnh
LĨNH VỰCGiới thiệu sản phẩm:
I. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, làm đẹp là một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người không phân biệt độ tuổi, giới tính. Ngoài trang phục, phụ kiện, phong cách trang điểm thì mái tóc rất quan trọng góp phần tạo nên thần thái của mỗi người. Dân gian có câu “Cái răng, cái tóc là góc con ng♏ười”. Nhưng không phải lúc nào mái tóc cũng chiều lòng người, bởi đôi khi tóc chưa kịp dài nhanh hoặc tóc bị hư tổn nên không thể bắt kịp các mẫu tóc thời thượng. Giờ đây làm đẹp với tóc giả đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Ngoài việc làm đẹp thì tóc giả còn có công dụng che đi khuyết điểm cho những người gặp vấn đề về tóc như rụng tóc, tóc hói, tóc mỏng…giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, trong công việc. Tóc giả không chỉ tiện lợi, dễ dàng sử dụng mà còn hạn chế được những tổn hại đáng tiếc có thể xảy ra cho tóc thật khi phải tiếp xúc với nhiều hóa chất. Trước đây, tóc giả vốn được làm chủ yếu từ tóc thật của con người sau khi được thu mua. Nhưng do đời sống con người tăng cao về nhu cầu làm đẹp khiến cho nguồn tóc thật cũng nhanh chóng cạn kiệt. Khi ấy con người đã sáng tạo ra tóc giả làm từ sợi tơ tổng hợp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Hiện nay, tóc giả có hai loại chính là tóc giả làm từ tóc thật và tóc giả là từ sợi tơ nilon tổng hợp. Tuy nhiên tóc giả được làm từ tóc thật số lượng sẽ rất hạn chế do thời gian tóc mọc dài rất lâu, còn tóc được làm từ sợi tơ nilon tổng hợp sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất nhưng đi kèm với đó là những tác hại về ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó em đặt ra một câu hỏi lớn: Tại sao không dùng sợi tơ tự nhiên được tạo ra từ các loài thực vật? Nhưng trên thị trường hiện nay tơ sợi tự nhiên chủ yếu được lấy từ sợi bông, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai. Tuy nhiên, tơ sợi này không dùng để làm tóc giả được vì dễ bị co và xù. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng em thấy lá cây lưỡi hổ có thể tách thành những sợi tơ tự nhiên không co, không xù. Do đó thích hợp sử dụng để làm tóc giả. Mường Nhé là một vùng đất khô cằn, để trồng các loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao là chưa phát triển, cây lưỡi hổ là loại cây mọc hoang rất nhiều ở địa phương chúng em. Nếu như đề tài nghiên cứu này có tính khả thi cao, được đưa vào sản xuất đại trà thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Vì vậy, chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu sản xuất tơ sợi từ lá cây lưỡi hổ để làm tóc giả và một số sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường thay thế tơ sợi nilon tổng hợp tại trường THPT Mường Nhé, huyện Mường Nhé”. II. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài chúng em giúp em thấy được thế giới thực vật xung quanh chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng, có nhiều loài thực vật gần gũi mà em không hề thấy được hết tác dụng của nó, chỉ đến khi thực hiện đề tài này em mới có được những kiến thức cơ bản về các loài thực vật tự nhiên xung quanh ta, đặc biệt là tìm ra được nguồn nguyên liệu mới để tạo ra tóc giả thay thế việc sử dụng sợi nilon tổng hợp →giảm thiểu ô nhiễm môi trường Kết quả nghiên cứu của dự án có thể xem là cơ sở khoa học để áp dụng vào quy trình sản xuất thực tế, đánh giá được tầm quan trọng của nguyên liệu tơ sợi từ lá cây lưỡi hổ. III. Giải thuyết khoa học Giải thuyết 1: Sự thành công của đề tài sẽ có một ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra sản phẩm tóc giả có giá thành rẻ, an toàn và sử dụng thân thiện với môi trường, làm phong phú thêm hình thức làm đẹp an toàn đến với các bạn trẻ ở khu vực Mường Nhé. Giải thuyết 2: Nếu được đầu tư nghiên cứu hoàn thiện đề tài em nghĩ rằng mình đã đóng góp một phần nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của người dân địa phương tại khu vực huyện Mường Nhé và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giải thuyết 3: Đây là sản phẩm có giá trị cao đối với đời sống con người, an toàn khi sử dụng, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi điều chế được, sản phẩm sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống con người, chi phí giá thành thấp, từ đó cung ứng nguyên liệu sinh học cho ngành thời trang, may mặc, làm đẹp,… và đặc biệt sợi tơ từ lá cây lưỡi hổ rất mảnh và bền chắc có thể sử dụng để làm chỉ nha khoa, chỉ khâu tự tiêu trong y học khi được xử lý vô trùng thích hợp. III. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu của chúng em nhằm mục đích giúp các bạn học sinh trong trường THPT huyện Mường Nhé biết được quy trình sản xuất tơ sợi từ lá cây lưỡi hổ để làm tóc giả và một số sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường thay thế tơ sợi nilon tổng hợp. Giúp các bạn học sinh nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thực vật đồng thời đóng góp một phần nhỏ đối với sự phát triển kinh tế. Tạo ra các sản phẩm từ tơ sợi của lá cây lưỡi hổ: tóc giả, cọ phấn trang điểm, định hướng sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dệt các sợi tơ thành các “mảnh vải” và tạo ra các sản phẩm bao bì, các hàng thủ công mỹ nghệ thời trang và tạo theo sở thích và nhu cầu của mọi người. Góp phần định hướng nguồn cung ứng nguyên liệu sinh học cho ngành thời trang, may mặc, làm đẹp và y học. IV. Kết quả mong đợi: Sản xuất ra sản phẩm tơ sợi có nguồn gốc tự nhiên từ lá cây lưỡi hổ có thể dùng làm tóc giả, có độ bền cao, màu sắc đa dạng. Ngoài ứng dụng trên, những sợi tơ còn có thể làm chổi, cọ trang điểm, kết vòng tay,… V. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Cây lưỡi hổ trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 2. Thời gian nghiên cứu: từ 01/9/2021 – 28/11/2021. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về quy trình sản xuất tơ sợi từ lá cây lưỡi hổ. - Đưa ra một số khả năng ứng dụng của tơ sợi từ lá cây lưỡi hổ: làm tóc giả, cọ phấn trang điểm, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, và đề xuất một số ứng dụng khác như dệt bao bì, làm chỉ nha khoa,… 4. Câu hỏi nghiên cứu ? Nguyên liệu đó có ở địa phương xã Mường Nhé và dễ tìm kiếm không? ? Làm cách nào có thể tạo ra sản phẩm đơn giản mà hiệu quả? ? Quy trình làm ra sản phẩm như thế nào? ? Bảo quản sản phẩm như thế nào? ? Công dụng của sản phẩm ra sao? ? Sản phẩm đó có được mọi người đón nhận hay không? ? Sau khi hoàn thiện thì giá thành sản phẩm như thế nào? ? Lợi ích có thể có đối với xã hội? 5. Phạm vi nghiên cứu - Phòng thực hành thí nghiệm trường THPT Mường Nhé. - Gia đình học sinh nghiên cứu. VI. Một số phương pháp và giải pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu các sách tham khảo, tài liệu trên mạng, kinh nghiệm dân gian về tác dụng của cây lưỡi hổ từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các nội dung liên quan đến đề tài cần khảo sát. Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Từ kết quả nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực tiễn, em tiến hành xây dựng bảng hỏi bằng cách khảo sát các bạn học sinh trường THPT Mường Nhé để tìm hiểu sự hiểu biết của các bạn học sinh trong toàn trường về quy trình sản xuất tơ sợi và nguyên liệu tơ sợi, nhu cầu sử dụng sản phẩm tóc giải từ tơ sợi tự nhiên, sự hài lòng của các bạn sau khi sử dụng sản phẩm. Phương pháp thực nghiệm: - Tiến hành lấy mẫu vật, sơ chế mẫu vật. - Thực hiện các thí nghiệm để thu và bảo quản sợi tơ từ lá cây lưỡi hổ đạt hiệu quả cao nhất. - Tạo sản phẩm tóc giả từ sợi tơ lá cây lưỡi hổ và thí nghiệm về khả năng chịu nhiệt của sản phẩm. Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh: Nhóm phương pháp này được sử dụng để xử lí các kết quả khảo sát từ đó đưa ra các kết luận về sự hiểu biết của các bạn học sinh trong toàn trường về quy trình sản xuất tơ sợi và nguyên liệu tơ sợi, nhu cầu sử dụng sản phẩm tóc giả từ tơ sợi tự nhiên, sự hài lòng của các bạn sau khi sư dụng sản phẩm. VII. Tính mới và sáng tạo - Sử dụng tơ sợi từ lá cây lưỡi hổ thay thế cho tơ sợi nilon tổng hợp trong việc tạo tóc giả và một số sản phẩm thủ công. - Những nguyên liệu dễ tìm kiếm, có trong tự nhiên. - Quy trình sản xuất tơ sợi là thủ công, không sử dụng bất kì hóa chất nào. VIII. Đánh giá rủi ro - Việc các bạn học sinh trong trường tham gia khảo sát bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi mà chúng em xây dựng hầu như không có rủi ro nào về thể chất, tâm lý, không vi phạm pháp luật, chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn là có thể hoàn thành bảng hỏi. - Việc tiến hành thí nghiệm của em hoàn toàn thủ công, không sử dụng hóa chất độc hại nên không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không gây ô nhiễm môi trường. - Sản phẩm được tạo thành hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên nên không ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.
Tính năng cơ bản:
Tơ sợi tự nhiên từ lá cây lưỡi hổ có thể dùng làm tóc giả, có độ 𝐆bền cao, màu sắc đa dạng, khả năng chịu nhiệt tốt nên có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng. Em tiến hành giới thiệu tới các bạn học sinh trong trường dùng thử. Các bạn cảm thấy rất thích thú với sản phẩm của em. Tuy nhiên trong quá trình giới thiệu sản phẩm tóc giả em đã gặp phải một vấn đề: do nhu cầu sử dụng bộ tóc giả cả đầu không nhiều hơn nữa các bạn trẻ hiện nay rất thích gảy sợi highlight nhưng nội quy trong các trường học nghiêm cấm việc nhuộm tóc quá sáng màu, nhiều màu tóc. Do đó em đã chia sợi tơ thành những phần nhỏ để làm thành các lọn tóc highlight giúp các bạn có thể làm cho kiểu tóc của mình đẹp hơn khi đi chụp hình, dã ngoại mà không vi phạm nội quy trường lớp.
Xuất xứ sản phẩm:
Cá nhân Tr🅠ần THị Quỳnh nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Th꧒ị Cẩm Nhung
Mô tả cơ bản:
Sau khi nhuộm màu cho các sợi tơ, dùng keo 502 gắn vào miếng dán tóc ta được một bộ t♑óc hoàn chỉnh. Có thể làm tóc mái, đuôi tóc để buộc, lọn tóc highlight,…
Để tạo hình cho bộ tóc cũng như thí nghiệmꦡ khả năng cﷺhịu nhiệt của sản phẩm tóc giả, em tiến hành tạo hình cho sản phẩm tóc giả với 2 thiết bị làm đẹp là máy ép tóc và máy uốn tóc thường sử dụng đối với tóc thật.
Thí nghiệm 1: Tạo hình mái tóc với máy ép thẳng
Tóc để khô tự nhiên, điều chỉnh máy ép ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau tang dần từ 1600C đến 2200C
Kết quả: Mái tóc thẳ🙈ng đẹp và không có hiện tượng cháy khét.
Thí nghiệm 2: Tạo hình mái tóc với máy uốn xoăn
Tóc để khô tự nhiên, điều chỉnh máy uốn ở các điệu kiện nhiệt độ khác nhau tăn dần từ 1700C đến 2000C
Kết quả: mái tóc xoăn tự nhiên và không có hiện 𝔉tượng cháy khét.
Như vậy qua 2 thí nghiệm, e thấy rằng🔯 sản phẩm tóc giả từ tơ sợi lá cây lưỡi hổ có khả năng chịu nhiệt cao tương tự như tóc thật. Khi đó m♑uốn thay đổi kiểu dáng tóc chúng ta có thể sử dụng các thiết bị làm đẹp như bình thường vẫn dùng với tóc thật mà không lo tóc giả cháy hỏng.
Ngoài việc làm tóc giả, ta có thể dùng các sợi tơ để làm một số đồ vật khác như: làm chổi cọ trang điểm, tết thành sợi dây thừng, sợi đan giỏ, sợi đan lưới, sợi đan võng🐓, làm thảm lau chân, chổi quét bụi, đan vòng tay và làm một số đồ handmade khác tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
sản phẩm hiện tại 🥂đang được làm thủ công, không cần quá nhiều cơ sở hạ tầng.
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng
Số người tham gia làm: 1
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 1-3 năm
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Công nghiệp
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
Nguyên liệu hữu cơ hoàn toꦜàn mới thân thiện với môi trường
Tính ứng dụng:
- Dệt các “sợi tơ” thành các “mảnh vải” và tạo ra các sản phẩm bao bì, hàng thủ công mỹ nghệ thời trang và tạo th𒁏eo sở thích và nhu cầu của mọi người. - Với đặc tính mỏng, bền chắc nếu được xử lý vô trùng thích hợp có thể l🧸àm chỉ khâu tự tiêu y khoa, chỉ nha khoa.
Tính hiệu quả:
Sự thành công của đề tài sẽ có một ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra sản phẩm tóc giả có giá thành rẻ, an toàn và sử dụng thân thiện với môi trường, làm phong phú thêm hình thức làm đẹp an toàn đến với các bạn trẻ ở khu vực Mường Nhé. Nếu được đầu tư nghiên cứu hoàn thiện đề tài em nghĩ rằng mình đã đóng góp một phần nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của người dân địa phương tại khu vực huyện Mường Nhé và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là sản phẩm có giá trị cao đối với đời sống con người, an toàn khi sử dụng, kꦰhông ảnh hưởng tới sꩵức khỏe. Khi điều chế được, sản phẩm sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống con người, chi phí giá thành thấp, từ đó cung ứng nguyên liệu sinh học cho ngành thời trang, may mặc, làm đẹp,… và đặc biệt sợi tơ từ lá cây lưỡi hổ rất mảnh và bền chắc có thể sử dụng để làm chỉ nha khoa, chỉ khâu tự tiêu trong y học khi được xử lý vô trùng thích hợp.
Tiềm năng phát triển:
Ngoài ứng dụng làm tóc giả, những sợi tơ còn có thể làm chổi cọ trang điểm, tết thành sợi dây thừng, sợi đan giỏ♓, sợi đan lưới, sợi đan võng, làm thảm lau chân, chổi quét bụi, đan vòng tay và làm một số đồ handmade khác tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng,…