Báo cáo về “Độc tính lâu dài của thuốc trừ cỏ Roundup và ngô biến đổi gene chống chịu thuốc trừ cỏ Roundup” của Gilles Eric Séralini, nhà nghiên cứu của Đại học Cannes. Pháp và cộng sự đăng trên tạp chí khoa học Food and Chemical Toxicology (tạp chí phản biện khoa học độc lập thuộc lĩnh vực về a💯n toàn thực phẩm, hóa phẩm và an toàn sản phẩm tiêu dùng khác) vào tháng 11/2012.
"Chúng tôi chính thức hủy bản đăng báo cáo trên sau một thời gian dài nghiên cứu lại toàn bộ dữ liệu được sử dụng, cũng như các cuộc điều tra đối với trình tự thực hiện phản biện độc lập của báo cáo", tờ Wall Street Journal dẫn lời Tổng biên tập tạp chí công bố.
Theo công bố của Séralini, sau hai năm nuôi bằng loại ngô biến đổi gene NK603 thì có đến 50-80% chuột bị ung thư, nhiều con bị tổn thương gan hay gặp các vấn đề ở thận, hệ tiêu hóa. Nhóm nghiên 𒆙cứu khẳng định𒁏, những khối u xuất hiện trong cơ thể chuột sau khi chúng ăn ngô biến đổi gene và phơi nhiễm với Roundup, một loại thuốc diệt cỏ.
Nga🌞y từ khi công bố được đăng tải, tạp chí nhận được hàng😼 loạt kiến nghị nêu mối quan ngại về giá trị khoa học và tính xác thực từ số lượng mẫu sử dụng đến biểu hiện chủ ý diễn giải sai lệch số liệu nghiên cứu. Trong đó, rất nhiều kiến nghị yêu cầu ban biên tập thu hồi bản đăng. Nhiều nhà khoa học quốc tế khác khẳng định số liệu Séralini là không hoàn chỉnh và không đáng tin cậy. Tất cả các phản hồi, dù ủng hộ hay phản đối đều được đăng tải cùng với phần phản biện của nhóm tác giả.
Mới đây, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) tuyên bố, nghiên cứu của Séralini không đầy đủ nên họ chưa thể kết luận ngô biến đổi gene gây ung thư. Dư luận châu Âu hoang mang khi biết thông tin ngô biến đổi gene gây ung thư trên chuột. Pháp đã yêu ♋cầu các nhà khoa học điều tra mức độ an toàn của ngô biến đổi gene có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe hay không.
Giáo sư Maurice Moloney, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Rothamsted tại Anh cũng cho rằng, dữ liệu nghiên cứu của giáo sư Seralin🧜i không đạt tiêu chuẩn về mặt cơ bản. Nó không phục vụ mục đích chân chính của khoa học. "Lẽ ra một nghiên cứu như vậy không nên xuất hiện trên một tạp chí uy tín" Maurice Moloney nói.
Do số lượng kiến nghị bày tỏ sự quan ngại quá lớn, nên Tổng biên tập và ban biên tập tạp chí đã mở cuộc điều tra toàn diện về quá trình thực hiện và kiểm duyệt đối với nghiên cứu trên, đồng thời yêu cầu nhóm tác giả công bố 𒁏toàn bộ số liệu thô của nghiên cứu. Đây là yêu cầu rất hiếm khi được thực hiện. Tuy nhiên điều này nằm trong thỏa thuận với bất kỳ nhóm tác giả൩ nào khi gửi báo cáo để đăng tải trên Food and Chemical Toxicology, vì vậy mọi việc diễn ra thuận lợi.
Quá trình điều tra cho thấy, nhóm tác giả không cố ý diễn giải sai lệch số liệu. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các quan ngại về tính xác thự🍒c của báo cáo này xuất phát từ số lượng mẫu cũng như chủng loại động vật được sử dụng trong nghiên cứu.
Ngay từ đầu 🌃những quan ngại về số lượng mẫu thí nghiệm quá ít đã được đặt ra. Các phản biện độc lập lại nói rằng hạn chế về số mẫu vẫn đủ để đưa ra kết luận. Trong quá trình điều tra dựa trên số liệu thô của nghiên cứu, ban biên tập cho rằng, số liệu đó không đủ tin cậy để đưa ra bất kỳ kết luận khoa học từ một nghiên cứu sử dụng số lượng mẫu quá ít.
Ban biên tập cho biết, nguyên nhân thứ hai để bác bỏ kết luận của nghiên cứu là việc nhóm tác giả đã chọn giố🐟ng chuột Sprague-Dawley, loài chuột luôn có tỷ lệ xuất hiện u bướu ung thư rất cao, ngay cả trong điều kiện sinh trưởng thông thường để làm thí nghiệm nên kết luận “chuột xuất hiện u bướu do các kết quả từ thí nghiệm” là không chính xác.
"Ban biên tập tạp chí sẽ tiếp tục sử dụng trường hợp này như một bài h൩ọc cho sự cẩn trọng trong các quá trình phản biện khoa học độc lập", thông báo của tạp chí có đoạn.
Liên quan đến việc trồng ngô hay nhiều thực vật biến đổi gene khác đang có hai luồng ý kiến trái chiều. Thực tế cho thấy, cây trồng biến đổi gene mang đến nhiều lợi ích, như làm tăng nguồn cung lương thực và giảm chi phí sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng thu nhập cho người nghèo, giảm tá𓆏c hại của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với môi trường, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Song một bộ phận giới khoa học lo ngại chúng có thể gây nên những nguy mà con người chưa biết - như tăng 𒁃nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây độc cho cơ thể người.
Mỹ, Canada và các nước đang phát triển tại châu Phi, châu𒆙 Mỹ Latinh, châu Á ủng hộ việc sử dụng cây trồng biến đổi gene. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra thận trọng trong việc cấp phép gieo trồng cây biến đổi gene và trao đổi thực phẩm có nguồn gốc từ đây trên thị trường. Đa số nước thành viên trong EU không nhập thực phẩm biến đổi gene từ bên ngoài.
Hương Thu