Theo thỏa thuận đạt được hôm qua tại thủ đô Lima, Peru, chính phủ các nước sẽ trình kế hoạch quốc gia nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trước hạn chót💛 (không chính thức) vào ngày 31/3/2015. Các quốc gia đồng thời bổ sung một báo cáo trước ngày 1/11 năm sau, để đánh giá tính hiệu quả khi thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ.
Đây sẽ là cơ sở để hình thành thỏa thuận toàn cầu trước hội nghị thượng đỉnh tại Paris năm 2015. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho hay, hầu hết 🅠các quyết định khó khăn liên quan đến cách thức làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu được hoãn lại cho đến thời điểm đó.
Các vă🧜n bản mới được thống nhất sau hai tuần đàm phán gần như thất bại trước đó. Nhóm nước có nền kinh tế đang nổi, trong đó đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, lo ngại rằng bản thảo trước đó áp đặt lên họ một gánh nặng lớn. Trong khi nhóm quốc gia giàu có, đứng đầu là Mỹ, nhận định đã đến lúc các quốc gia đang phát triển cần kiềm chế lượng phát thải toàn cầu. Trung Quốc hiện là nư♏ớc có lượng phát thải lớn nhất thế giới, hơn cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU).
Theo Reuters, đây là nỗ lực của các quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi giới chuyên gia cảnh báo rằng thế giới cần có những hành động cứng rắn hơn để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Bà Christina Figueres, Thư ký điều hành Công ước khung c൩ủa ෴Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCC), khẳng định "đây là một bước đột phá rất quan trọng" nhằm xác định trách nhiệm của nước giàu và nước nghèo trong cuộc chiến này.
Tuy nhiên, mộ🔯t số nhóm bảo vệ môi trường cho rằng thỏa thuận thiếu tính mạnh mẽ. "Chúng ta đi từ yếu kém, đến yếu kém hơn và yếu kém nhất", Samantha Smith, thành viên của 🐟Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), cho hay.
Hội nghị COP-20 diễn ra trong hai ngày 1 và 2/12 tại thủ đô Lima, Peru, với sự tham gia của 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là hội nghị nhằm thống nhất một hiệp định mới, th🌳ay th🍷ế cho Nghị định thư Kyoto - hiệp định nhằm khống chế lượng khí thải của các quốc gia giàu.
Thùy Linh