Theo Science Alert, đầu tiên, trứng được đập vào một hộp nuôi cấy tiệt trùng, sau đó che lại bằng một màng nhựa trong suốt. Tiếp đó quả trứng sẽ được thụ tinh nhân tạo và đặt vào trong lò ấp trứng. Sau một vài ngày, có thể nhìn thấy được các mạch máu hình🌊 thành va🎉̀ nhịp tim. Sau đó, các đặc điểm của con gà tiếp tục phát triển phía trong lớp vỏ nhân tạo trong suốt, bảo vệ nó khỏi vi khuẩn và oxy từ thế giới bên ngoài.
Toàn bộ công việc được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm vô trùng. Video đăng hôm 25/5 này là thí nghiệm của học sinh một trường trung học Nhật Bản, dựa theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học gia cầm vào năm 2014 của Yutaka Tahara và Katsuya Obara, giáo viên trường trung học Oihama. Theo nghiên cứu ,sử dụng màng nhựa trong suốt theo cách này cho tỉ lệ thành công khoảng 60%, cao hơn so với cách sử dụng vỏ trứng nhân tạo trong suốt từng được thử nghiệm vào năm 2015, chỉ đạt tỉ lệ dươ♑́i 50%.
Thí nghiệm này rất quan trọng với công tác bảo tồn các loài chim trong danh sách nguy hiểm. Nó không chỉ cho phép các nhà nghiên cứu có thể cứu được chim khi trứng bị vỡ, ꦏmà còn đưa đến những lựa chọn mới cho quá trình thụ tinh chim trong ống nghiệm, hoặc phát triển các loài dễ bị tổn thương bên trong trứng của các loài thay thế khác.
Xem thêm: Trứng gà 4 lòng đỏ cực hiếm ở Trung Quốc
Nguyễn Thành Minh