Mỗi dịp đầu hay cuối năm học, việc đóng quỹ lớp luôn là câu chuyện khiến các phụ huynh đau đầu. Việc đóng góp này thường được xem là "không bắt buộc, tùy tâm", nhưng thực tế, các khoản thu vẫn được cào bằng với mỗi gia đình, vô tình tạo nên áp lực về tài chính cho những phụ huynh thu nhập thấp. Tâm lý sợ con mình thiệt thòi, tủi thân khiến các cha mẹ buộc phải chấ𝓀p nhận những ꦯkhoản phí ngoài khả năng, dù họ thấy chúng không cần thiết.
Nói về áp lực chạy theo quỹ lớp, độc giả Sông Đông bức xúc: "Vấn đề không phải chúng tôi tiếc tiền, mà là yêu cầu sự minh bạch. Trường công con tôi theo học, mỗi năm mỗi cháu phải đóng 4 triệu đồng cho quỹ lớp, các khoản dã ngoại (dưới mác 'hoạt động trải nghiệm'), tiền mua sắm điều hòa, máy chiếu, liên hoan cuối năm... đều thu riêng. Việc lễ, Tết tặng quà giáo viên tôi không nói, nhưng ngay cả mỗi buổi họp phụ huynh, ngoài việc tặng hoa còn phải trích quỹ lớp✃ tặng cái phong bì cho giáo viên rõ ràng là điều cực kỳ꧒ vô lý.
Nếu con học trường tư thục, người ta sẵn sàng ý kiến phản đối thẳng, vì ở đó, phụ huynh và học sinh chính là khách hàng. Còn ở trường công lại hoàn toàn khác, bạn có thể ൩cãi thắng trong một việc cụ thể, nhưng rồi con bạn sẽ phải chịu hậu quả. Kể cả bạn có chuyển trường cho con, thì🍰 người ta cũng sẽ hết sức cảnh giác, đó là sự thật".
Khoản thu tự nguyện nhưng không đóng không được, bạn đọc Tam Anh Phu Thang nói về thực trạng thu quỹ lớp: "Một lớp chỉ cần có 5-7 phụ huynh mạnh miệng là các phụ huynh kinh tế trung bình và nghèo như chúng tôi chạy theo còng lưng. Chúng tôi có quyền 'không đồng ý' đóng tiền, nhưng cũng vì sợ ảnh hưởng đến các con mà phải 'tự nguyện' đóng dù chẳng cảm thấy vui vẻ gì.
Trường công mà cứ muốn chạy đua nhau về phong trào, về hình ảnh, rồi lạm thu bằng cách phát động phụ huynh 'tự nguyện' đóng góp theo kiểu♔ ép buộc thì chẳng khác nào làm khó, làm khổ nhữ🎐ng gia đình nghèo. Người có điều kiện nhậu một bữa hết tiền trăm hay tiền triệu là chuyện bình thường, còn đối với gia đình nghèo, nhiều khi mua ly nước giải khát cho con cũng còn phải cân nhắc, huống hồ là quỹ lớp vài triệu đồng".
>> Công bằng cho quỹ phụ huynh
Đồng quan điểm, độc giả Xe bốn bánh thừa nhận hầu hết phụ huynh phải bấm bụng cho qua trước những khoản thu - chi vô lý của quỹ lớp: ✃"Ở Việt Nam, bản chất của quỹ lớp là rất lớn vì nhân theo đầu học sinh, nhân theo tháng, theo quý, theo năm. Đây có thể coi là một miếng bánh lớn, chứ không đơn thuần là phục vụ học sinh. Tiếc rằng, mỗi c🃏húng ta đều bấm bụng cho qua, dù thực tế là bằng mặt nhưng không bằng lòng".
Trong khi đó, bạn đọc Trâu Love Cỏ cho rằng, vấn đề gây bức xúc nhất của quỹ phụ huynh là những khoản chi vô lý: "Quỹ để chi những khoản chính đáng thì không nói tới làm gì. Nhưng nhiều khi quỹ lớp chi những thứ rất vô lý, ví dụ: các em lớp 1 mới vào học mà mỗi lớp phải mua hai chậu cây tặng nhà trường, nhân tiện thu thêm mỗi em 30.000 đồng để thuê người tưới nước cho cây trong một năm. Điều đáng nói, khoản thu này được đại diện Hội phụ huynh tích cực vận động, ủng hộ trên tinh thần 'nhất trí và tự nguyện' nên chẳng ai dám từ chối".
"Tiền chi cho cô giáo chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường những dịp lễ, Tết chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong số tiền thu quỹ lớp, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Số tiền chi quà cho giáo viên, ban giám hiệu đôi khi gấp vài lần số tiền tổ chức các hoạt động phục vụ cho các học sinh", độc giả Mr DVH nói thêm.
Minh bạch các khoản thu - chi quỹ lớp được xem là mấu chốt của vấn đề, bạn đọc Nghia Tech nhận định: "Vấn đề không phải 1.000 đồng hay 1 triệu đồng. Môi trường giáo dục nếu để các vấn đề tiền bạc không minh bạch xen vào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục. Ở TP HCM, bọn trẻ đi học phải đóng rất nhiều các loại tiền: khuyến học, từ thiện, mua báo (dù mua về không đọc)... rồi gần đây là tổ chức du lịch, ngoại khóa... Tôi không tiếc tiền đóng cho con nếu được chi vào những việc có ích và quản lý minh bạch. Đây chính làꦇ bất cập trong nền giáo dục hiện nay".
Việt Thành tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.