Con số được Khoa Kinh tế, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước (Đại học Kinh tế TP HCM) nêu tại Tọa đàm trực tuyến "Chính sách lao động -⛄ việc làm trong điều kiện bình thường mới" ngày 17/12. Nghiên cứu cho biết, trong giai đoạn từ quý IV/2020 đến quý III/2021, có khoảng 1,3 triệu lao động đã rời thành phố.
Tính toán từ cuộc khảo sát trong giai đoạn 8-30/10, nhóm nghiên cứu dự báo 520.000 người quay lại thành phố sau Tết, khoảng 230.000 người chưa có kế hoạch và꧂ 140.000 người không quay lại.
Khảo sát nhóm lao động đã rời TP HCM hoặc khu vực Đông Nam Bộ cho biết các yếu tố quyết định trong việc quay lại nơi làm việc, gồm: điều kiện làm việc và thu nhập; điều kiện y tế; điều kiện sống và sinh😼 hoạt; điều kiện học tập của con cái và thói quen cộng đồng.
Người lao động được hỏi cũng lo lắng về nhiều khó khăn khi q𒁃uay lại liên quan đến quy định về giãn cách không ổn định; việc đi lại và đáp ứng quy định phòng dịch; nhà ở và sinh hoạt; vấn đề xin việc làm và việc đi học của con cái.
Tỷ lệ lao động ủng hộ quan điểm "ở lại địa phương và cố gắng tìm việc phù hợp" c🎃hưa bằng một nửa so với "trở lại thành phố vì công việc và mưu sinh". Trong khi đó, người thân của họ ở quê ủng hộ ở lại địa phương có tỷ lệ nhỉnh hơn so với việc tiếp tục lên thành phố tìm việc.
Với nhóm lao động còn ở lại, khảo sát cho biết, một tỷ lệ đáng kể cũng đã nghỉ hoặc chuyển sang làm việc không liên tục. Tỷ lệ nghỉ việc hoàn toàn là 21,6% ở nhóm có công việc toàn thời gian; 43,5% ở nhóm bán thời gi⛄an; 70,3% ở nhóm làm thuê mướn và 45,7% ở nhóm kinh doanh tự do.
Nghiên cứu dự báo, lực lượng lao động tại TP HCM thời gian tới vẫn bị thu hẹp, kể cả lao động nhập cư và lao động tại địa phương. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trẻ từ 15-24 tuổi sẽ giảm xuống do tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trẻ cũng sẽ có nguy cơ ဣtăng.
Các dự báo ngắn hạn cũng khá tiêu ಌcực. Tổng số việc làm, số giờ làm việc trong nền kinh tế và mức lương bình quân của lao động sẽ giảm. Về vị thế làm việc, lao động làm công ăn lương sẽ giảm, lao động tự do tăng. Điều này làm tăng nhóm lao động dễ bị tổn thương, gây áp lực cho phúc lợi xã hội về sau.
Tại buổi toạ đàm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cũng cho biết, thành phố có hơn 4,7 triệu lao động làm việc trong các thành phần kinh tế. Làn sóng dịch lần tư đã khiến hơn 545.000 lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Đó là chưa kể hơn 21.335 điểm, sạp của thương nh🌳ân tại các chợ truyền thống; 23.363 hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng cũng tác động đến việc làm của nhiều lao động.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc sở nhận định, từ đầu tháng 10🐎, thị trường lao động sôi động trở lại nhờ TP HCM nới lỏng giãn cách. "Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một vấn đề liên quan đến việc rời thành phố trở về quê của một bộ phận lao động ngoại tỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nhân lực cung ứng cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế sau khi phục hồi hoạt động", ông Lâm nói.
Để thu hút lao động quay lại làm việc, nhóm chuyên gia nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế đề xuất 2 nhóm công cụ chính sách là: dùnꦚg khuyến khích kinh tế và công cụ kinh tế hành vi, tác động vào tâm lý của người lao động.
Về khuyến khích kinh tế, nhóm nghiên cứu đề xuất cơ quan♊ quản lý nhà nước xây dựng các gói phúc lợi 🦄thu hút người lao động quay lại làm việc gồm 3 thành phần chính: giới thiệu việc làm + hỗ trợ nhà trọ + vaccine.
Với việc triển khai các giải pháp về tâm lý như tăng cường thông tin, xây dựng và củng cố niềm tin cho người lao động bằng cách đưa ra các chính sách và thông tin liên💖 quan một cách nhất quán và ඣrõ ràng.
Một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn khác cũng được các chuyên gia khuyến nghị để khôi phục thị trường lao động như hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, là số lꦅượng doanh nghiệp chiếm đa số và sử dụng nhiều lao động. Đồng thời, phát triển và hỗ trợ cho các nền tảng công nghệ kết nối việc làm chuyên dành cho lao động phổ thông, trình độ thấp vì các nền tảng kết nối lao động có tay nghề, trình độ cao đã khá nhiều.
"Nền tảng kết nối việc làm có thể cực kỳ hiệu quả trong bối cảnh Covid-19 khi lao động ở quê nhà và đang cân nhắc tìm ൩việc làm ở thành phố. Nền tảng công nghệ giúp người lao động có thể tìm việc từ xa, khi đã xác định công việc chắc chắn, họ có thể lập kế hoạch di chuyển và sinh sống dễ dàng hơn", nhóm chuyên gia lưu ý.
Phía Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM đề ra 5 nhóm giải pháp mang tính tổng thể, bao gồm: theo dõi, quản lý nguồn nhân lực - tạo lập cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường lao động; đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp; hỗ trợ lao động ngoại tỉnh quay lại thành phố làm việc để đáp ứng nguồn cầu lao động tại các doanh nghiệp; kết nối liên kết vùng trong điều tiết cung - cầu lao động. Cùng với đó là hai giải pháp hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm 🅷và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Viễn Thông