Ngày đầu tiên của vòng bán kết cuộc thi tranh tài ca hát dành cho người trung niên, cao tuổi diễn ra sôi nổi tại Nhà hát truyền hình HTV vào chiều 6/3 tại TP HCM. Ở bảng A dành cho lứa tuổi 🌞trên 66, các thí sinh mang đến cho 500 khán giả tham dự buổi thi không khí vui vẻ và nhiều cảm xúc.
Trong số 30 cụ già tham dự ngày thi này, mỗi cụ đều nỗ lực tạo cho mình một phong cách riêng khi bước lên sân khấu để chiếm cảm tình của khán giả. Cụ Nguyễn Thị Ngọc Thanh (sinh năm 1937) khiến người xem ngạc nhiên khi hát ca khúc Bóng chiều tà (Nhật Bằng) hết sứ꧟c tình tứ. Cụ còn vừa hát vừa lắc lư uyển chuyển theo giai điệu Tango của bài hát, lôi kéo cả khán phòng phấn khích vỗ t🐻ay theo.
Hát thành công ca khúc Bóng chiều tà, thí sinh Nguyễn Thị Nꦬgọc Thanh đi tiếp vào chung kết. |
Khi bước ra sân khấu để thi, cụ Nguyễn Sĩ Ân (sinh năm 1944) không vội hát mà xin được bày tỏ một điều nhỏ. Ông cho biết sắp hát ca khúc Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng, nhạc Phạm Đình Chương). Trong bài này hai lần nhắc đến 𒆙từ "thiếu nữ", như: "Chưa gặp em tôi đã nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăn💛g...".
"Với tuổi tôi bây giờ mà hát lên từ nói về thiếu nữ thì kỳ quá, vì các thiếu nữ phải gọi tôi bằng ông nội, ông꧃ ngoại rồi. Xin ban giám khảo cho tôꦬi đổi từ 'thiếu nữ' trong bài hát thành từ 'góa phụ'", ông Sĩ Ân nói.
Bất ngờ trước đề nghị này, mọi người và ban giám khảo bật cười nhưng vẫn nhắc 🌼thí sinh phải giữ nguyên lời bài hát. Cuối cùng, ông Ân nói: "Xin các cháu thiếu nữ thông cảm!" trước khi cất giọng ngọt ngào, lãng tử, nhận được tràng pháo tay ủng hộ từ khán giả.
Còn cụ bà Trần Thị Xuân sinh năm 1940 hát ca khúc Mẹ tôi (Nhị Hà) với chất giọng giống ca sĩ Thái Thanh đến nỗi nhiều cụ già ở dưới tưởng là chính nữ nghệ sĩ đến tham dự cuộc thi. Khi đến hỏi và biết mình nhầm lẫn, các cụ tỏ ra thán phục, đoán rằng cụ Xuân chắc phải mê mệt giọng hát Thái Thanh lắm mới𒀰 có thể hát được vậy.
Ở tuổ🔴i 72, c🐈ụ Trần Thị Xuân mang nét đẹp lão, dịu dàng. Thí sinh này bị nhiều khán giả lớn tuổi nhầm tưởng là "ca sĩ Thái Thanh" vì chất giọng hao hao. |
Bà Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1937) vừa chống gậy vừa được dìu ra sân khấu khiến không ít người thấy ái ngại, lo bà khó hoàn thành phần thi. Nhưng cụ bà 75 tuổi hát Niệm khúc cuối của Ngô Thụy Miên với chất🌠 giọng nhẹ nhàng, dꦆa diết, ngân nga đầy biểu cảm.
Với tâm lý rất thoải mái, cụ Lê Thị Lý (sinh năm 1929) cố gắng hát bài Mùa xuân trên TP HCM vốn có giai điệu cao vút và tạo không khí sôi động cho khán phòng. Hát rất "sung", khi vừa dứt phần lời, quay sang thấy các anh nhạc công còn chơi phần nhạc cuối, cụ Lý tưởng phải tiếp tục hát nữ🔯a nên quay sang cười hì hì bảo: "Thôi nha anh, mệt quá!", rồi đi thẳng vào trong.
Sau khi 30 thí sinh trình bày xong phần thi, ban giám khảo dành khoảng 15 phút hội ý để chọn 10 cꦐụ bước tiếp vào vòng trong. Trước khi thông báo kết quả, MC Quỳnh Hương phải trấn an các cụ đừng quá xúc động nếu bị loại.
10 thí sinh trên 66 tuổi vào tiếp chung kết "Tiếng hát mãi xan🤪h". |
𒈔Kết quả, 10 thí sinh bảng A (từ 66 tuổi trở lên) vào chung kết là: Nguyễn Thị Ngọc Thanh (sinh năm 1937), Dương Văn Vá (1944), Nguyễn Văn Thông (1934), Nguyễn Thị Nguyệt (1946), Bùi Thanh Việt (1940), Vũ Liên Trì (1946), Mai Văn Đặng (1942), Nguyễn Thị Thanh Hường (1935), Đỗ Thị Lịch (1945), Nguyễn Kim Long (1945).
Vì lý do sức khỏe, cụ bà 89 tuổi Trần Thị Túy, thí sinh cao tuổi nhất của cuộc thi, đến từ Khánh Hòa, không giữ được phong độ ổn định khi thể hiện bài Trăng tàn bến Ngự. Dù vậy, cụ hát trọn vẹn ca khúc trong sự thán phục của mọi người. Bị loại, cụ Túy không buồn mà chia sẻ, đi được đến bán kết đã là niềm vui lớn khi được thăng hoa cùng♐ âm nhạc. Hiện tại, dù bệnh tim, cụ Túy vẫn thường xuyên dạy đàn violon cho cháu, chắt, dạy tiếng Anh vỡ lòng và dಌạy cả đánh máy 10 ngón miễn phí cho các trẻ em nghèo. Cụ còn dạy dưỡng sinh cho người già, người đau ốm... Làm việc hăng say, chăm tập dưỡng sinh, khí công là bí quyết giúp cụ bà này giữ được sự minh mẫn ở độ tuổi xấp xỉ cửu tuần.
Khi biết mình không vào được vòng chung kết, bà Nguyễn Thị Loan, 75 tuổi, chặc lưỡi tiếc nuối, cho rằng mình đã hoàn thành rất tốt bài Niệm khúc cuối. "Chỉ tại mấy hôm rày tôi đi quay đồng hành với ch🌠ương trình, rồi đi tập hát, cứ ngồi xe honda nắng nóng quá nên hơi mệt, lên sân khấu hát sai nhịp một chút. Nhưng mà thôi không sao cả, năm sau nếu còn sức khỏe tôi sẽ thi lại", bà Loan nói.
Vòng bán kết "Tiếng hát mãi xanh" còn tiếp tục vào các ngày 8 (bảng B: từ 51-65 tuổi) và 10/♐3 dành cho bảng C (từ 35 đến 50 tuổi).
* Clip: Cụ bà say sưa hát tình ca |
Thoại Hà
Ảnh: Nguyễn Trung Hải